REVIEW “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN” – Ocean Vuong

REVIEW “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN” – Ocean Vuong

Chưa một quyển sách của nhà văn nào mình cho nhiều dấu note đến thế, note có lẽ vì cách sử dụng văn chương và note vì những suy nghĩ tự vấn “rất trầm sâu” dù tuổi đời còn rất trẻ của tác giả!!??

Cũng chưa có quyển sách nào mà mình phải vừa đọc, rồi phải dừng để đọc lại các đoạn cần ngẫm ngợi sâu xa hơn về ý tứ của nó hay ẩn ý của tác giả, và cảm nhận được rằng tác giả đã gửi gắm vào đấy “một điều gì đó, hay rất nhiều điều gì đó” mà có lẽ khi ta đọc quá nhanh sẽ bỏ sót điều gì đó chăng??!! (cách viết ‘Ý tại ngôn ngoại’ là đây ❤)

Và cũng chưa bao giờ có một quyển sách dù mình chưa đọc xong mà trong suy nghĩ đã muốn viết lên nhiều điều về nó đến thế!!? Nhưng đến khi đặt bút viết, lại cứ loay hoay không biết nên viết gì, bởi những điều mình thấy, mình cảm nhận được ấy – nó có thể toàn những thứ – những điều – những lời, ý nghĩ nhỏ nhoi thôi, nhưng lại gợi cho người ta phải suy nghĩ đến những gì sâu xa nhất trong tâm khảm của con người…phải tỵ nạn yếm thế, thậm chí to tát hơn nữa là một dân tộc yếm thế??!! Cảm giác nó “nhức nhối” làm sao… (VD như; thực tế về , quá khứ thăng trầm của cuộc sống dân Việt tỵ nạn sau ; sự hoài nghi về tồn tại của chính mình sau 1975 ở hải ngoại & cả Việt nam – như những kẻ lạc loài không tổ quốc, không quá khứ, không tương lai; sự vật vã, tranh đấu và chấp nhận mọi thứ để tồn tại được, …kiểu kiểu vậy!!!)

Cũng chưa có nhà văn nào mà mình biết thông tin về họ trước khi đọc sách, như Ocean Vương (có một cuộc gặp gỡ tác giả ngay sau khi phát hành sách, thông tin trên trang phát hành về quyển tự truyện này, thông tin tác giả đoạt rất nhiều giải thưởng về & Ngôn ngữ, và năm 2019 là giải “Thiên tài” của Vương quốc Anh…). Có lẽ mình mua đọc phần nào đó vì tò mò, phần vì tự hỏi và cảm thán rằng “Người Việt ở hải ngoại, nơi xứ người đó họ viết văn như thế nào mà đoạt giải thưởng nhỉ?? Thiên tài được ấp ủ & nuôi dưỡng từ những gì vậy ta…???”

Giống như Viet Thanh Nguyen (Nguyễn Thanh Việt) trước đó với tác phẩm đoạt Pulitzer 2016 – “The sympathizer” chăng?? Mình có follow anh ấy trên facebook, cũng có nhiều chuyện anh viết rất đáng để ta quan tâm (dù có thể chuyện kể đã cũ nhưng với người trong cuộc, dường như họ vẫn chưa thể quên, chưa thể dứt bỏ quá khứ và những kẻ ngoại cuộc như chúng ta có cơ hội nhìn lại lịch sử qua nhiều lát cắt – được chụp cắt lớp và tự chiêm nghiệm thôi, ai đúng – ai sai thử hỏi bây giờ liệu có còn ý nghĩa gì??!!). Nói thật, Lịch sử là một bộ môn mình vừa yêu – vừa ghét, bởi quan trọng nó viết ra bởi ai – cho ai đọc – và vì ai??? Tư tưởng & nhận thức của con người hoàn toàn bị ảnh hưởng, thậm chí bị chi phối bởi lịch sử – những gì được đọc và đọc được mà thôi…

Điều đáng để chúng ta phải học hỏi & đáng để chúng ta phải vinh dự khi trên diễn đàn Thế giới – có tên những người Việt thực sự, và bây giờ lại là một người gốc Việt 100% nữa đây – (Ocean Vương tên thật là Vương Quốc Vinh, sinh quán tại Sài Gòn) và còn những ai ai nữa mà chúng ta chưa được biết đến họ không…?? Mình tự hỏi, các tài năng văn học nói riêng và tài năng ở các lĩnh vực nghệ thuật – kỹ thuật khác nữa (nói chung) ở cái xứ sở Việt nam này – khi nào sẽ được “thăng hoa” và được “vinh danh” một cách thoải mái & sảng khoái nhất trong tinh thần văn học hay với cả con người của họ thực sự mà không phải là vì ai khác hoặc vì điều gì khác??? Người Việt mình có lẽ đâu thiếu tài năng thực sự, chỉ là họ thiếu bệ phóng và sự đường hoàng chính chính – ngang bằng với những tài năng của các Quốc gia khác, nên dường như không thể thăng hoa được, vì ngay cả từ trong ý nghĩ, họ cũng đã không thể thoát ra được??? Như một kén tằm, nhả tơ rồi bị (giết) chết, không bao giờ thoát kén để hóa thành bướm bay đi…như trong ước muốn của chính bản thân họ????

Với tác phẩm “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN” như một bản tự truyện này và cùng so chiếu với lý lịch của Ocean Vương (bạn có thể tìm trên google search), bạn ấy làm mình tự hỏi – tự xác nhận rất nhiều điều…

– Ừ, đâu cần người ta phải sinh ra trong một gia đình “nguồn gốc danh giá” hay “danh gia vọng tộc” hay có được “bàn tay đưa nôi hoàn hảo” thì mới có thể phát triển thành một cá nhân xuất sắc và nổi bật??

– À, thì ra người ta viết được những dòng văn chương bay bổng đầy chất thơ – đầy tình cảm – và fully tình người ấy, cũng có thể được rèn luyện từ một trường viết văn hoặc học chuyên ngành văn chương nào đó, dù cho không phải là tiếng mẹ đẻ, nhưng tiếng tâm hồn ta – dù viết bằng thứ ngôn ngữ nào thì nó cũng vẫn là nó chứ, hiển nhiên…Và đó không phải chỉ là “danh xưng sáo rỗng” kiểu như “tài năng viết văn thiên bẩm” hay “thần đồng thơ” như người ta hay bla bla cho những thứ gì gì đó ở xứ ta đâu, mà chính là kết quả trải nghiệm của gần cả một đời người đã sống cùng với những giấc mơ – ước mơ đau đớn và những hiện thực chua xót cũng nửa mơ nửa tỉnh…??? Nhưng họ không muốn bị “giết chết” bởi số phận & hoàn cảnh mà cố gắng quẫy đạp để thoát ra khỏi chiếc kén bó buộc…để thoát ra, thành chính mình!! Quá “siêu”!!!

– Ocean Vương còn là người sử dụng & làm cho/ để người ta nhận biết ngôn ngữ Anh qua cách suy nghĩ và hình tượng hóa rất tinh tế của bạn ấy (bạn có thể sẽ bị ngạc nhiên hay gật gù trầm ngâm khi đọc thấy trong sách những “lightning flash” về ngôn ngữ Anh như thế này,)

“Con viết vì người ta dạy đừng bao giờ bắt đầu một câu (SENTENCE) bằng VÌ… Nhưng con đâu định viết ra một BẢN ÁN (sentence) – mà con đang cố thoát ra…

Bởi vì tự do – như con được dạy – chẳng là gì khác ngoài khoảng cách giữa thợ săn và con mồi…”

“Từ tiếng Anh được nói thường nhất trong tiệm móng là SORRY.

Trước mắt con, hết lần này tới lần khác, các thợ làm móng cúi rạp người trước bàn tay hay bàn chân của một người khách, nhỏ nhất chỉ mới bảy tuổi mà nói – I’m sorry, I’m very sorry – trong khi họ không làm gì sai. Xin lỗi hàng chục lần trong suốt bốn mươi lăm phút làm móng tay, chỉ hy vọng tạo chút thiện cảm – nhằm cứu cánh là một khoản boa – thậm chí tiếp tục nói sorry cả khi không nhận được gì…

SORRY – không còn chỉ mang ý nghĩa mong tha thứ, mà còn nài nỉ, nhắc nhở – Tôi ở đây, ngay đây, bên dưới ông bà – là khi ta phải hạ thấp bản thân mình xuống để khách hàng thấy mình luôn đúng, mình thượng đẳng, mình nhân từ…Định nghĩa xin lỗi của ta đã bị biến đổi thành một từ hoàn toàn mới, một từ được tích thêm nghĩa và bị tái sử dụng – vừa như một quyền năng, vừa như một cách làm mất mặt mình. Vì lời xin lỗi mang lại tiền, lời xin lỗi ngay cả khi ta không có lỗi, xứng đáng với sự hạ mình mà miệng ta thốt ra – Vì cái miệng phải ăn…”

“Họ sẽ nói với mẹ rằng, phát biểu về chính trị thì chỉ “đơn thuần giận dữ” và do đó “phi nghệ thuật, thiếu chiều sâu, sống sượng và trống rỗng”. Họ sẽ nói về quan điểm chính trị với vẻ xấu hổ – như thể nói về “Ông già Noel” hay ‘Thỏ Phục sinh”.

Họ sẽ nói với mẹ rằng, những trang viết “vĩ đại sẽ thoát ly khỏi chính trị” do đó “vượt qua giới hạn của khác biệt, gắn kết mọi người lại, đưa về một chân lý chung”. Họ sẽ nói điều này đạt được qua “kỹ thuật” là trên hết – như thể cách một thứ được chắp lại, thành hình lại mà tách rời hoàn toàn với cái thôi thúc đã tạo ra nó…

Con biết. Bất công thay khi từ LAUGHTER (#tiếng cười) bị mắc kẹt bên trong SLAUGHTER (# sát sinh)”

…………………………..

Nếu những phát hiện ấy bạn thấy cũng có hiện diện trong ngôn ngữ Việt và bảo rằng “Ô, cũng thường thôi”?? Thì hãy thử diễn tả chúng qua ngôn ngữ văn chương như Ocean Vương bạn nhé. Thiên tài đôi khi ta nghĩ tưởng như giản đơn – nhưng không hề là đơn giản!!! Nhà văn là người dùng ngôn ngữ văn chương để kể hay viết nên câu chuyện của riêng mình muốn, có thể những người không đồng cảm sẽ không bao giờ hiểu hết, chứ họ không phải đơn giản là kể lại câu chuyện bằng ngôn ngữ nói – nếu thế, ai cũng có thể trở thành nhà văn hết rồi …

NGÔN NGỮ VÀ CÁCH SỬ DỤNG NGÔN NGỮ – NÓ CHO BIẾT BẠN LÀ AI…THẬT SỰ!!??

– Và thật sự một người viết được những dòng văn tự cảm sâu thẳm đến như thế, thì từ trong tận cùng ngóc ngách của bản thể ta chắc chắn rằng, như trong thực tế – bạn ấy đã trải qua tình cảnh làm một kẻ buộc phải đóng quá nhiều “vai diễn bắt buộc” của cuộc sống này…Với một vài reviewer trước đó đã viết về “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN”, bảo rằng “văn chương Ocean Vương như những vần thơ”, riêng mình lại thấy tự truyện của bạn ấy làm người đọc phải “rung động sâu sắc từ con tim” bằng những ngôn từ tuy giản dị mà đầy hình tượng chứ không phải đơn thuần chỉ là bay bổng.

Nó như một cuốn phim tình cảm (gia đình & tình yêu & bản thể) bao gồm cả những yêu thương lẫn đớn đau dằng xé, lẫn niềm vui, lẫn nỗi buồn, lẫn mặc cảm tự ty của những con người buộc phải sống kiếp tỵ nạn – là những “di chứng của chiến tranh” – Trong một đời người tưởng chừng là dài ấy mà chỉ như hay chỉ là những cơn mơ nối tiếp cơn mơ, cùng với những nhát cắt đau đớn của số phận… Họ đã phải  trải qua khoảng thời gian biến động lịch sử khủng khiếp với tàn dư là những “vết thương” của chính mình không bao giờ khép miệng, cứ mãi là những nỗi niềm, là những cơn đau dai dẳng từ ngay trong tiềm thức, cho dù bạn ở đâu, bạn là ai và bạn sẽ đi đâu thì chỉ “giống như xác một con tàu đắm – với từng mảnh vỡ nổi trôi”…mà chỉ tới khi bạn chết đi (bị chìm xuống đáy) mãi mãi mà thôi??!! Mới hòng quên được…như ngoại Lan của Ocean Vương.

Mình khi đọc qua rồi, mà vẫn cảm giác như, vẫn nghe văng vẳng đâu đây những nỗi ẩn ức của nhân vật qua những lời đối thoại, dù toàn những lời tự cảm giản dị thôi mà đính kèm với nó, ta cảm nhận thực sự là những nỗi bi thương vô hình qua ngôn ngữ của Vương…

“Chó Con, bà ngoại đau ở trong này nè, mẹ con cũng vậy!!!”

“Chó Con, mẹ con bị đau, mẹ con cần con…”

“Lan, Hồng, Mai” những cái tên bình dị và hồn nhiên nhất mà người ta có thể nhìn thấy ngay được ở những bông hoa ngoài sân vườn nhà đơn sơ kia, gán cho những cuộc đời bình dị, mong cho đời người cũng bình yên như nó – những cái tên ấy, nhưng qua hay sau một cuộc chiến nó trở thành không quá khứ – không cả tương lai – hiện tại bị “vô hình hóa” với không một âm sắc…???

Những vết thương chiến tranh – những nỗi đau ám ảnh suốt cuộc sống hiện tại…

Những vết thương luôn rỉ máu – khi bản thân ta chính là “sự gợi nhớ” lại rằng “nó đã thực sự tồn tại chứ không phải ta mơ”…

Những vết thương không bao giờ khép miệng – khi thế giới này vẫn còn sự phân hóa & bất công, dù là ở đâu đi chăng nữa, thiên đường không phải chỗ chỉ dành riêng cho các thiên thần mà vẫn tồn tại ác quỷ song hành, dù lẩn khuất ở đâu đó – đã đủ là nỗi ám ảnh khôn nguôi…

Và còn nỗi ám ảnh về “nguồn gốc xuất thân”, khi chúng ta, cho dù ở nơi đâu chăng nữa, sống cuộc đời “nhân tạo” thế nào??

“Đôi khi ta bị xóa trước cả khi được cho quyền chọn lựa tuyên bố – mình là ai?”

“Con đã sẵn là người Việt nam rồi.

…Ở dưới đất, ngoại Lan đã là người Việt nam.

…Con nhớ Lễ Tạ ơn đầu tiên. Ai cũng ngợi ca món chả giò của ngoại Lan chấm với xốt thịt. Con nhớ con cũng chấm chả giò với xốt thịt. Con nhớ mẹ Junior đặt một dĩa nhựa tròn màu đen lên một cái máy gỗ, cái dĩa tròn quay vòng vòng cho đến khi âm nhạc cất lên. Nhớ âm nhạc là tiếng phụ nữ khóc than. Nhớ mọi người đều nhắm mắt lại & nghiêng đầu như thể đang lắng nghe một thông điệp bí mật. Con nhớ đã nghĩ: mình đã nghe cái này rồi, từ mẹ và bà ngoại con. Phải. Con đã nghe nó từ trong bụng mẹ. Đó là bài hát ru tiếng Việt. Nhớ mọi bài ru đều bắt đầu bằng tiếng khóc than, như thể cơn đau không thể thoát ra khỏi cơ thể theo bất kỳ đường nào khác…”

“Con nhớ năm đầu tiên học tại một ngôi trường , chuyến đi tới trang trại, và sau đó thầy Zappadia cho mỗi học sinh một tấm tranh photo trắng đen vẽ một con bò – Hôm nay các con thấy gì thì tô màu vào…Con nhớ mình thấy những còn bò buồn rầu khi ở trang trại, mấy cái đầu to đùng gục xuống phía sau hàng rào điện…Và bởi vì con mới lên sáu, con nhớ mình đã tin màu sắc là một dạng “niềm vui” – nên con lấy những màu sáng nhất trong hộp màu và tô cho con bò buồn bã của mình, màu tím – cam – đỏ – đỏ nâu – cánh sen – xám hợp kim – hồng lồng đèn – xám trang kim – xanh chuối…

Con nhớ thầy Zappadia đã hét lên, bộ râu run lên trên đầu con còn bàn tay lông lá giật lấy con bò bảy sắc cầu vồng của con vò nát giữa đôi tay…Con nhớ mình phải tô lại. Con nhớ mình đã để trắng con bò & nhìn ra cửa sổ. Nhớ bầu trời xanh và tàn nhẫn…”

“Con nhớ cái bàn. Nhớ con đã từng cố trao lại nó cho mẹ. Nhớ mẹ ôm con trong vòng tay và chải tóc cho con, nói – Nào, nào. Không sao đâu. Không sao đâu. Nhưng đây là nói dối.

Chuyện xảy ra như thế này thì đúng hơn: con trao cho mẹ cái bàn – tức là con đưa cho mẹ con bò bảy sắc cầu vồng của con – đã lôi ra khỏi thùng rác khi thầy Zappadia không chú ý. Các màu sắc chuyển động & nhăn nhúm trong tay mẹ. Con cố nói với mẹ nhưng không có thứ ngôn ngữ mà mẹ hiểu được. Mẹ có hiểu không?? Con đã từng là một vết thương hở miệng – giữa đất Mỹ và mẹ ở trong con hỏi rằng, Chó Con, mình đang ở đâu? Mình đang ở đâu hả con???…”

Tại sao trong tâm thức của Vương luôn nhớ tới “cái bàn”, và không phải chỉ nhắc nhớ một lần?? Bạn và mình đọc, có bao giờ tự hỏi về điều này không???

– “Cái bàn” vốn dĩ giản đơn bốn chân với khoảng trống bên dưới nó, có phải để cho trẻ con núp chơi trốn tìm hay núp trốn tránh khi bị bố mẹ đòn roi? Nó là một dạng thức để “bảo vệ, che chở”??

– Và phải chăng chính “cái bàn” ấy, khi nó cũng được đặt trước người ta, trước những Phê phán, Kết tội & Tuyên án với tiếng búa gõ xuống lạnh lùng của Tòa án?? Một Tòa án thực tế trong tâm khảm một đứa trẻ hay chính là Tòa án lương tri trong mỗi con người???…

“Suốt thời gian qua, con tự nhủ mẹ con mình sinh ra từ chiến tranh – nhưng con đã nhầm rồi Mẹ à. Mình sinh ra từ cái đẹp.

ĐỪNG ĐỂ AI NHẦM CHÚNG TA LÀ TRÁI QUẢ SINH RA TỪ BẠO LỰC – MÀ HÃY ĐỂ HỌ BIẾT RẰNG THỨ BẠO LỰC ĐÓ – DÙ ĐÃ CÀN QUÉT QUA QUẢ, VẪN KHÔNG LÀM HỎNG ĐƯỢC NÓ…”

Văn chương của Vương tràn đầy những cảm xúc, cảm giác chúng đã ứ đọng và cào xé trong tâm trí một người từ hơn 30 năm xa xứ…Những cảm xúc không biết diễn tả cùng ai – ai sẽ là người hiểu mình – và ai hiểu cho những cảm giác ấy?? “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN” là những cảm xúc chân thành của một người muốn gửi gắm đến chúng ta – những bạn đọc…

Và Vương cũng cho chúng ta thấy rằng, dù chỉ là trong thoáng chốc ấy, khi ta đã tồn tại ở nhân gian này – sống phải là như thế,

Không bao giờ lùi bước trước số phận,

Không bao giờ được từ bỏ chính mình,

Không bao giờ ngừng yêu thương & hy vọng,

như “Chó Con” của Ocean Vương!!!

Mình nhớ mãi câu này,

“TỒN TẠI HAY KHÔNG TỒN TẠI?? ĐÓ LÀ CÂU HỎI DUY NHẤT.

LÀ CÂU HỎI, ĐÚNG, NHƯNG ĐÂU PHẢI LÀ LỰA CHỌN”??!!

Câu hỏi của Shakespeare trong “HAMLET” là một câu hỏi cũ truyền kiếp của loài người, chúng ta luôn luôn tự vấn bản thân, “Tại sao mình tồn tại & mình tồn tại vì điều gì??”

Nhưng ở đây, Ocean Vương đã tự trả lời câu hỏi ấy, đó là “NO CHOICE”!!!

Ai cho chúng ta quyền chọn lựa mình được sinh ra ở đâu, được sống một cuộc đời như thế nào và có một kết cục hạnh phúc hay hạnh phúc mãi mãi về sau???

Ai cho ta đâu???

CHÚNG TA PHẢI ĐỨNG TRƯỚC NHỮNG HOÀN CẢNH, TỰ LỰA CHỌN CON ĐƯỜNG & PHẢI DẤN THÂN THÔI…

Đọc “MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN” còn thấy thương cho những phận người sống “tỵ nạn” – có thể đã là trong quá khứ hay chính ở thời điểm này cũng vậy, chính xác là họ vẫn chơ vơ – đơn độc – không cả thuộc về “nơi mình đang sinh sống”, họ giống như một “Dấu hỏi” còn mãi đó mà “Ai” cũng lảng tránh Trả lời??

Vì cũng thật khó để trả lời bạn như thế nào là đúng – là sai khi tất cả đã là quá khứ…

Đôi khi ta né tránh mãi, cũng là không cho chính ta cơ hội nhận diện và sửa chữa sai lầm của mình??? Cũng không cho chúng ta cơ hội để tiến lên phía trước một cách thoải mái, tự nhiên mà giống như phải đi vòng qua một khúc quanh…

Và bây giờ thì mình thật sự cũng gật gù hiểu ra rồi các bạn ạ,

Rằng “thiên tài” được ấp ủ và nuôi dưỡng từ những gì…???

“TÔI THẬT TỰ HÀO VÀ PHẤN KHÍCH KHI CUỐN SÁCH SẼ ĐƯỢC SỐNG BẰNG TIẾNG VIỆT – THỨ NGÔN NGỮ GẦN GŨI NHẤT TRONG TÔI VỚI Ý NIỆM VỀ “NHÀ”, THỨ NGÔN NGỮ LUÔN LÀM SỐNG DẬY TRONG TÔI MẠNH MẼ NHẤT TÌNH CẢM GẮN BÓ MÁU THỊT, NỖI XÚC ĐỘNG VÀ CẢ NIỀM VUI” – Ocean Vương.

Mình nghĩ, còn với cả rất nhiều những nỗi buồn mà anh chàng ấy không muốn nhắc đến nữa…Một thoáng ta rực rỡ giữa nhân gian này thì xá gì khi tàn lụi??? Quy luật tự nhiên của cuộc sống mà!!!

“Nếu đời sống một cá thể là quá ngắn ngủi so với lịch sử của hành tinh này, chỉ một cái chớp mắt – như người ta nói, vậy thì được rực rỡ, cho dù suốt từ ngày ta sinh ra đến ngày ta chết đi – là rực rỡ chỉ trong một thoáng…”

Review của độc giả Giang Nguyen Thi Minh – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA
MỘT THOÁNG TA RỰC RỠ Ở NHÂN GIAN https://bit.ly/motthoangtarucroonhangianTiki https://bit.ly/motthoangtarucroonhangianFHS

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *