‘Hãy hôn bộ óc của con!’

‘Hãy hôn bộ óc của con!’

Bài gốc đăng tại đây

 

GD&TĐ – Là sách phổ biến kiến thức song ‘Phát triển năng lực cảm xúc xã hội’ không rơi vào những lý thuyết khô cứng hay dùng lời dạy bảo áp đặt.
Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Đó là một trong nhiều ví dụ độc đáo, ấn tượng được tác giả Hồng Đinh trích dẫn trong cuốn sách “Phát triển năng lực cảm xúc xã hội”, vừa được giới thiệu tới độc giả .

Sinh động, hấp dẫn

Là sách phổ biến kiến thức song “Phát triển năng lực cảm xúc xã hội” không rơi vào những lý thuyết khô cứng hay dùng lời dạy bảo áp đặt. Tác giả đã có lựa chọn thông minh khi dùng cách kể chuyện nhẹ nhàng, đơn giản, ngắn gọn, sinh động, hấp dẫn để dẫn dắt độc giả cùng chia sẻ, trao đổi những điều muốn gửi gắm.

Không quá ngạc nhiên khi trong các câu chuyện Hồng Đinh kể có nhiều chuyện là những trải nghiệm của chính tác giả, khi chị làm mẹ trong gia đình nhỏ và là cô giáo của học trò tiểu học cũng như là đồng nghiệp lâu năm với các thầy cô ở (hiện Hồng Đinh đang sống và dạy học ở Mỹ).

Tiếp tục câu chuyện về khởi nguồn của câu nói: “Hãy hôn bộ óc của các con!” – “Kiss your brain!”, theo Hồng Đinh, đó là cách các thầy cô ở Mỹ dành cho học trò cùng động tác hôn gió với cái đầu, sau mỗi lần chúng tìm ra câu trả lời đúng để gợi mở, kích thích năng lực tự nhận thức cảm xúc xã hội ở học sinh tiểu học. Còn với tác giả thì sao? “Ở lớp, tôi hay bảo các em tự vỗ vai mình và nói: “Mình thật thông minh!””.

Hay như, để dẫn giải về cách giúp các em biết bày tỏ cảm xúc, tác giả bày cách của mình: “Trong lớp, tôi thường chủ động hỏi học sinh để các con đưa ra câu trả lời “Các con cảm thấy thế nào?””; cũng như cách của đồng nghiệp: “Để tạo cơ hội cho tất cả học sinh (nhất là những trò kiệm lời, nhút nhát) chia sẻ cảm xúc và suy nghĩ, có thầy cô tạo ra một chiếc hộp nhỏ trong lớp, để mỗi ngày các con viết ra điều muốn nói rồi bỏ vào hộp “I wish my teacher knew…” (Con ước giá như cô/thầy biết…).

Chúng tôi đã hỗ trợ một số trường hợp cảm động nhờ chiếc hộp này: Một trò không ngủ cả đêm vì nhớ người bà mới mất, bố mẹ cãi nhau nên hai anh em trò kia phải tạm xa nhau một thời gian…”. Sau những gợi ý, chia sẻ ấy, tác giả luôn khuyến khích độc giả: “Có rất nhiều cách… Hãy sáng tạo lên nhé!”.

Đối với chuyện giúp con khỏe và vui, từ quan điểm cần duy trì đều đặn các hoạt động này, ngay cả khi con đã lên cấp hai hay vào tuổi teen vì “đây sẽ là những yếu tố giúp các bạn thanh thiếu niên đi qua tuổi ẩm ương một cách bình yên và hạnh phúc nhất”, tác giả chia sẻ hình ảnh thân mật của mình với con trai và kể: “Tôi và con trai đang học cấp 3 vẫn thường xuyên trao nhau những cái ôm. Tôi vẫn thỉnh thoảng massage đầu hay chân cho con… Tôi và con thường xuyên cùng ăn những món ăn ưa thích như phở và pizza. Tôi luôn động viên và tán dương mỗi khi con khoe điểm cao hay hoàn thành việc gì”.

Ngoài ra, tác giả còn trích dẫn một số câu chuyện ngắn giàu tính triết lý như truyện về cách ông lão giúp con la già kéo được chiếc xe tải lọt xuống hố sâu để minh chứng cho vấn đề làm việc nhóm hiệu quả; câu chuyện về trách nhiệm của cha mẹ trong việc hỗ trợ con nhận ra giá trị bản thân: “Hãy tìm đến chỗ sẽ định giá con đúng.

Đừng tự để mình mắc kẹt ở chỗ chưa đúng, rồi giận dữ vì mình không có giá trị gì và không được trân trọng. Những người biết giá trị của con, họ sẽ đánh giá đúng và trân quý con”.

'Hãy hôn bộ óc của con!' ảnh 1
Cuốn sách “Phát triển năng lực cảm xúc xã hội” đem đến cho độc giả kiến thức lý thú, bổ ích về việc thực hành giáo dục cảm xúc xã hội. Ảnh: Bình Thanh.

Hành trình thú vị

'Hãy hôn bộ óc của con!' ảnh 2

“Tôi cũng trải qua quá trình bóc tách năng lực cảm xúc và kỹ năng xã hội của chính mình khi viết những trang sách này, thực sự hiểu rõ chính mình hơn, hiểu rõ người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hiểu những nguyên nhân cho mình thành công và thất bại trong công việc và cuộc sống…”. Thạc sĩ Hồng Đinh

Khi viết lời mở đầu cho cuốn sách, Thạc sĩ Hoàng Anh , Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Giáo dục EdLab Asia, đưa ra luận điểm: Công cuộc mài sắt theo quán tính để… tìm kim và kết nối: “Vậy, nếu bạn không muốn tiếp tục trở thành một phần của công cuộc mài sắt nên kim theo quán tính đó, nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn những lát cắt nội tâm của chính mình, thấu hiểu hơn cảm xúc của bản thân, xây dựng và phát triển những mối quan hệ với nền tảng là sự thấu cảm, sẻ chia và niềm tin yêu, tôi xin mời bạn tiếp tục với cuốn sách này”.

Cũng theo ông Đức, việc thực hành giáo dục cảm xúc và xã hội cũng giống như việc bóc từng lớp của củ hành tây, từ bên ngoài vỏ mỏng càng vào trong càng dày thêm, chỉ có điều sẽ chẳng bao giờ biết được đâu là lõi. Cho rằng đây là một hành trình thú vị, ông Đức mong độc giả: “Đọc sách xong sẽ không bóc củ hành của mình với sự háo hức kiếm tìm một cây kim nằm trong đó”.

Cuốn sách “Phát triển năng lực cảm xúc xã hội” của tác giả Hồng Đinh, NXB Thế giới ấn hành, dày chưa đến 300 trang nhưng được xem là cuốn cẩm nang bài bản và hữu ích dành cho mọi lứa tuổi cùng tìm hiểu về cảm xúc xã hội và nội tâm chính mình.

Đối với các khái niệm “trí thông minh cảm xúc” (EI), “giáo dục cảm xúc xã hội” (SEL) và tổng quan về , môi trường, tác dụng của SEL, sách dành cả một phần “khai vỡ” bằng ngôn từ cùng cách diễn đạt đơn giản, dễ hiểu. Còn về vấn đề “Nắm năng lực SEL” thì sách tách đối tượng học sinh tiểu học và học sinh trung học tương ứng với 2 phần độc lập, khác biệt, rõ ràng.

Bên cạnh đó, sách còn đưa ra các “Thực hành giáo dục cảm xúc xã hội” được khu biệt từ kinh nghiệm tại trường học Mỹ đến mỗi gia đình hay dành cho các trường hợp đặc biệt.

Các vấn đề ở mỗi phần được đặt tên ngắn gọn, hấp dẫn, chia làm nhiều mục nhỏ và bóc tách cụ thể, thấu đáo từng ý, từng chi tiết. Ở đó có nhiều chia sẻ, nhận định thú vị như: “Não của chúng mình sẽ khỏe mạnh hơn qua mỗi thử thách”; “Mắc lỗi không phải trời sập”…

Bởi thế, các bậc phụ huynh hay thầy cô giáo, học sinh trung học, tiểu học có thể khám phá những thông tin, kiến thức, câu chuyện bổ ích từ cuốn sách để “hiểu mình hơn, hiểu người hơn, sống tốt hơn” cũng như “biết bóc tách cảm xúc và những kỹ năng xã hội liên quan, từ đó sống và làm việc vững vàng…”.


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *