REVIEW “LỄ HỘI CỦA VÔ NGHĨA” – Milan Kundera

REVIEW “LỄ HỘI CỦA VÔ NGHĨA” – Milan Kundera

LỄ HỘI CỦA VÔ NGHĨA – MILAN KUNDERA : ĐÔI DÒNG TẢN MẠN

———

Tác phẩm của Milan Kundera đầy yếu tố , kiến trúc, hội hoạ, ….mà bất cứ ai đọc qua một lần sẽ không bao giờ hiểu được mà phải dành thời gian đọc lại vào một dịp khác hay phải đọc nhiều lần để hiểu hết các tầng nghĩa trong mỗi tác phẩm của ông.

Giờ là dịp cuối năm với nhiều lễ hội, tiệc tùng và tôi cũng tự hỏi trong đời chúng ta, đã tham gia bao nhiêu cái LỄ HỘI VÔ NGHĨA . Chúng ta cứ đến những nơi ấy : nhộn nhịp, xô bồ để tìm sự vui tươi ? Hay lại đến đó vì một lời mời vô thưởng, vô phạt. Nhưng những nơi ấy có gì vui không ? Chúng ta có tìm thấy sự hứng khởi khi tham gia không, trừ khi ta tham gia có mục đích nào đó cụ thể. Vốn là một người theo trường phái Ambivert, tôi rất ngại khi tham gia nhiều bữa tiệc. Liệu có ai trong chúng ta giống những nhân vật : D’Ardelo, Ramon, Charles, Caliban…. trong LỄ HỘI VÔ NGHĨA không ?

Câu chuyện LỄ HỘI VÔ NGHĨA bắt đầu khi D’Ardelo đi khám bệnh và chờ kết quả xét nghiệm ung thư. Bác sĩ thông báo rằng anh không bị gì cả, sức khoẻ bình thường nhưng trên đường rời khỏi bệnh viện, qua một công viên thì D’Ardelo gặp Ramon – đồng nghiệp cũ. Cả hai vốn làm chung trong một công ty, trong một khoảng thời gian nhưng chưa bao giờ nói chuyện với nhau và giờ không làm chung nữa. D’Ardelo tình cờ nói chuyện với Ramon, thay vì nói sự thật thì D’Ardelo lại “vẽ lên câu chuyện bi thương” về mình bị ung thư, đang cần tổ chức một buổi tiệc sinh nhật và sống từng ngày chờ cái chết đến với mình.

Ramon cảm thấy xúc động, động lòng trắc ẩn và muốn tổ chức buổi tiệc sinh nhật này cho D’Ardelo, và giới thiệu công việc này với 2 người bạn của mình vốn làm phục vụ vì họ đang rãnh vì thất nghiệp là Charles và Caliban. D’Ardelo đồng ý và ký hợp đồng. Buổi tiệc gần đến ngày diễn ra, Charles và Caliban rủ rê Ramon tham gia với tư cách là khách mời của người tổ chức . Một cách miễn cưỡng Ramon cũng tham gia và đến nhà D’Ardelo khi buổi tiệc diễn ra.

Trên đường trở về nhà khi Ramon nhận tổ chức buổi tiệc sinh nhật  cho mình thì D’Ardelo cũng ko hiểu vì sao lại nói dối với Ramon về những chuyện không có thực như vậy, những vấn đề liên quan đến sinh tử, với căn bệnh ung thư hoàn toàn không có thực của chính mình. Ngay cả bản thân cũng không hiểu nổi mình nhưng khi đọc tác phẩm thì ta sẽ hiểu anh ấy thuộc kiểu người gì ?

Ramon là một kẻ tội nghiệp ( khi anh ấy cũng đang thất nghiệp) đã phản lại cái tư tưởng sống của mình chì vì tin lời nói dối ấy của D’Ardelo, trong cả buổi tiệc anh cũng đang lẩm bẩm câu hỏi chính bản thân anh ta là vì sao lại có mặt nơi đây. Nhưng rồi cuối cùng, anh lại nói với D’Ardelo sau khi buổi tiệc kết thúc ngày hôm sau, cũng ngay tại công viên này, khi 2 người gặp nhau ngày trước, rồi anh nói với D’Ardelo :

Hãy hít thở cái vô nghĩa đang bao quanh chúng ta, đấy là chìa khoá của minh triết, đây là chìa khoá của niềm vui tươi.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm đều mang một câu chuyện của riêng mình. Đó là Alain tội nghiệp đau đáu vì hình ảnh cái rốn. Hình ảnh ấy là hình ảnh nhớ nhất từ lúc cậu lên mười tuổi, sau lần gặp cuối cùng với người mẹ đã sinh ra cậu ấy. Lúc đó bà chỉ chăm chú nhìn vào cái rốn cậu và dùng tay sờ vào đó. Đến lúc anh ấy trưởng thành, hình ảnh về mẹ cứ nhạt nhoà, cậu đã hỏi ba cậu nhiều lần về người mẹ của mình nhưng ông vẫn chưa cho cậu lời giải thích chính đáng nhất .Nhưng rồi ông ấy đột ngột giã từ cõi đời khi cậu 16 tuổi và mọi điều về cậu vẫn là bí mật. Rồi cậu trưởng thành, lớn lên trong tâm trạng trầm cảm. Khi cậu tìm việc làm thì cậu chọn c ho mình những công việc dựa vào trí thông minh chứ đó chưa bao giờ việc cậu thích :

Biết rõ không thể sống được bằng công việc mình thích làm, sau khi ra trường, anh chọn một nghề không cần anh phải vận đến tính độc đáo của anh, các ý tưởng của anh, tài năng của anh, mà chỉ cần trí thông minh, tức là cái khả năng có thể đo đếm được bằng , chỉ khác nhau về định lượng, giữa người này với người kia, kẻ nhiều hơn, kẻ ít hơn.

Milan Kundera tài tình, khéo léo cài những tình tiết triết học, lịch sử vào từng câu chuyện giữa 4 người Alain, Charles, Ramon, Caliban . Ông nói về Staline vì sao trở thành lãnh tụ cao nhất của chính quyền Xô Viết, qua sự khẳng định chắc nịch :

Trên hành tinh này, có bao nhiêu người thì có bấy nhiêu biểu tượng về thế giới, điều đó không khỏi gây ra hỗn loạn, làm thế nào để lập lại trật tự hỗn loạn ấy, chỉ có cách duy nhất là áp đặt cho mọi người một biểu tượng duy nhất, và áp đặt nó bằng bằng một ý chí duy nhất, một ý chí trên mọi ý chí, và dưới uy lực của một ý chí lớn từ chính người đứng đầu, cuối cùng người ta sẽ tin bất cứ điều gì.

Không khí buổi tiệc ở nhà D’Ardelo trở nên kệch cỡm, gàn dỡ cùng những khách mời tham gia và đội ngũ nhân viên phục vụ tại đây. Khi Caliban thích thú trong trò đùa nói tiếng Pakistan mà không phải tiếng khi anh gặp và nói chuyện với cô hầu người Bồ Đào Nha và cuộc trò chuyện giữa Caliban với cô ấy đều thông qua người phiên dịch bất đắc dĩ là Charles, dù Caliban hiểu hết những gì cô ta nói. Ngay cả khi gặp Ramon, Caliban làm như ko biết Ramon. Còn Charles chỉ làm vì tiền nhưng ko bao giờ chú tâm vào buổi tiệc vì tâm trí anh ấy đang hướng về  người mẹ đang hấp hối phương xa.

Ramon cảm thấy bị lạc lõng trong buổi tiệc và đang nguyền rủa mình sao lên đến đây cho đến khi gặp Julie, cứ tưởng là Ramon sẽ có cuộc ái ân với Julie  sau buổi tiệc nhưng anh lại bị Quaquelique hớt tay trên, cướp mất cuộc nói chuyện thân mật với Julie vì Quaquelique hoạt bát và dẻo miệng hơn.

Sự lố bịch lên đỉnh điểm khi một chiếc lông vũ bay lãng vãng trên trần nhà, ai cũng ngước nhìn vì tính hiếu kỳ , không khí buổi tiệc dường như ngừng lại khi mọi người đều tập trung vào chiếc lông vũ đang bay. Đến khi nó bay và chạm vào ngón tay của La Franck và cô ta tuyên bố một chân lý :

Trời đã báo hiệu cho tôi là cuộc sống sẽ tốt đẹp hơn trước. Cuộc sống mạnh hơn cái chết, bởi vì cuộc sống được nuôi dưỡng bằng cái chết.

Rồi sau đó cô ấy đứng dậy bước ra khỏi cửa và ra về không nói ai tiếng nào (Nhưng trong số những người tham gia buổi tiệc ko ai biết rằng bạn trai cô ấy vừa mất, cô đã đau khổ thế nào)cô cũng bỏ mặt và không quan tâm sự tiến lại gần của D’Ardelo. Trong khi đó Alain đang ngồi ở nhà đau đáu về nguồn gốc của mình khi nhìn chai rượu Armagnac mà có năm sản xuất trùng với năm sinh của mình, anh đặt nó trên cao gần trần nhà và gọi nó như nữ hoàng trước khi Caliban vô tình làm bể chai rượu trong khi trèo lên ghế để lấy chai rượu xuống.

Đọc Milan Kundera chưa bao giờ là dễ dàng, dễ hiểu. Qua cuốn này có thể thấy mỗi con người đều mang trong mình là sự hoà trộn của nỗi đau đáu, xen lẫn niềm vui giả tạo. Alain đau đáu về mẹ cùng cái rốn, Charles nghĩ về bà mẹ già sống một mình đang hấp hối khi anh đang làm việc, tụ họp cùng bạn bè. Caliban về cái nghề nghiệp bạc bẽo là một diễn viên khi chẳng ai gọi anh đi diễn và anh trong tình trạng thất nghiệp. Caliban chỉ là nghệ danh khi anh diễn vai “Caliban hoang dã” trong vở kịch bão táp của Shakespeare để rồi từ đó anh có biệt danh là Caliban. Một Ramon chán đời nhìn đâu cũng ko thấy niềm vui vì cũng đang thất nghiệp hay như D’Ardelo là một “kẻ tự ngắm mình” khi anh ấy đang cố gắng tô điểm cuộc sống vốn chán nản của mình thêm nhiều bi kịch để tìm niềm vui khi có ai đến nói chuyện, an ủi, tỏ lòng thương hại anh ấy.

Một điều nhận ra rằng: sự vô nghĩa tồn tại trong mọi sự việc quanh cuộc sống chúng ta như một điều tất yếu, nhưng nếu thiếu nó thì sẽ không có chất dẫn chuyện để những việc có ý nghĩa diễn ra trong đời.

Review của độc giả Triệu Dương – Nhã Nam reading club


by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *