‘Julie hay nàng Heloise mới’ – câu chuyện tình nổi tiếng thế kỷ 18

‘Julie hay nàng Heloise mới’ – câu chuyện tình nổi tiếng thế kỷ 18

Mối tình đẹp đẽ nhưng u buồn, nồng cháy nhưng trắc trở, đã trở thành tiếng nói say đắm của bao thế hệ độc giả trên thế giới.

Jean-Jacques Rousseau, sinh tại Geneva, là một nhà thuộc trào lưu Khai sáng có ảnh hưởng lớn tới Cách mạng 1789. Ông cũng viết tiểu thuyết và đóng góp quan trọng cho trào lưu trong .

Tiểu thuyết Julie hay nàng Heloise mới được xuất bản lần đầu tiên năm 1761, trong giai đoạn Rousseau sống ở một ngôi nhà nhỏ gần Montmorency, được gọi là Montlouis, dưới sự bảo trợ của Maréchal de Luxembourg.

Đây là giai đoạn quan trọng trong sự nghiệp của Rousseau. Chỉ trong 12 tháng, ông đã xuất bản ba cuốn sách có giá trị, là Émile hay là về giáo dục; Khế ước xã hội  Julie hay nàng Heloise mới.

Julie hay nang Heloise moi anh 1
Sách Julie hay nàng Heloise mới, bản chuyển ngữ tiếng Việt của dịch giả Hướng Minh. Ảnh: .

Khát vọng tự do yêu đương

Đối với bất kỳ ai đã nghiên cứu Rousseau trong các tác phẩm về giáo dục, chính trị của ông, đều ngạc nhiên khi đọc tiểu thuyết Julie hay nàng Heloise. Một cuốn tiểu thuyết thể hiện quyết liệt nhất tinh thần say mê, tự do và khao khát yêu đương bùng cháy của Rousseau.

Trước tiên, cần phải tìm hiểu nàng Heloise mà ông nhắc đến trong tiểu thuyết này chính là một trang tuyệt sắc giai nhân thế kỷ 12. Heloise là cháu ruột của Fulbert, một giáo sĩ có chức sắc, giàu có và thế lực. Nàng được hưởng một nền giáo dục tốt từ nhỏ, và đến tuổi trưởng thành thì đã có trí tuệ hơn người.

Mối tình của Heloise và nhà triết học, nhà thần học người Pháp Peter Abélard (1079 – 21/4/1142) được xem là đẹp nhất mà cũng bi thảm nhất trong loài người, đã gợi cảm hứng cho nhiều sáng tác văn học, âm nhạc, sau này.

Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết, Saint-Preux, là một thầy tu thuộc tầng lớp trung lưu đem lòng yêu Julie, học trò thượng lưu của mình. Nàng đáp lại tình yêu của anh bằng tình cảm dịu dàng, thuần khiết và ngày càng tiến đến sự si mê. Thế nhưng, sự khác biệt về tầng lớp xã hội khiến họ không thể nào đến với nhau.

Baron d’Étange, cha của Julie đã hứa hẹn cô với một người quý tộc tên là Wolmar. Là một cô con gái ngoan ngoãn, khuôn phép, Julie chôn chặt tình yêu và kết hôn với Wolmar. Trước tình yêu tuyệt vọng ấy, Saint-Preux thực hiện một chuyến đi vòng quanh thế giới với một người bạn, nhà quý tộc người Anh, Bomston.

Julie hay nang Heloise moi anh 2
Mối tình của Heloise và nhà triết học, nhà thần học người Pháp Peter Abélard là nguồn cảm hứng của Rousseau. Ảnh: Newberryconsort.

Julie đã thành công trong việc quên đi cảm xúc của mình với Saint-Preux và tìm thấy hạnh phúc khi làm vợ, làm mẹ. Khoảng sáu năm sau, Saint-Preux trở về từ chuyến du lịch của mình và trở lại thành gia sư cho nhà Wolmar.

Mối tình thời trẻ của Saint-Preux và Julie giờ chỉ còn là dư âm, cất nơi sâu cùng của tâm hồn. Julie đã thành công trong việc xây dựng cuộc sống của chính mình, theo khuôn mẫu quý tộc bao đời. Cho đến tận giây phút cận kề với cái chết, Julie mới thoát ra khỏi khuôn mẫu đời sống của mình và nhận ra rằng, tình yêu của nàng đối với Saint-Preux chưa bao giờ chết.

Mối tình đẹp đẽ nhưng u buồn, nồng cháy nhưng trắc trở, đã trở thành tiếng nói say đắm của bao thế hệ độc giả trên thế giới.

Tác phẩm mở đầu cho trào lưu văn học lãng mạn mới

Julie hay nàng Heloise mới là cuốn sách được đọc và được ca tụng rộng rãi nhất trong sự nghiệp của Rousseau. Nó phát triển chủ nghĩa lãng mạn đã bắt đầu được thể hiện trong những tác phẩm âm nhạc trước đó của ông.

Cuốn sách đã tạo nên một dòng ảnh hưởng lớn đến thời đại lúc đó. Nó khiến những thanh niên, đặc biệt là nữ giới say đắm trong câu chuyện. Họ tin rằng tác giả đã thấu hiểu được sâu sắc nội tâm của chính mình, bởi thế, cuốn sách và tác giả của nó đều được yêu mến.

Cuốn tiểu thuyết cũng mang một phần nội tâm của tác giả, thể hiện cảm hứng say mê của ông đối với Sophie d’Houdetot, một phụ nữ quý tộc sống gần ông tại Montmorency. Chính ông đã khẳng định rằng, ông được dẫn dắt để viết cuốn sách bởi “khát vọng được yêu thương, điều mà tôi chưa bao giờ có thể thỏa mãn và bởi vậy tôi cảm thấy mình bị ngấu nghiến”.

Tình yêu của Saint-Preux bị cấm bởi luật giai cấp phản ánh kinh nghiệm của chính Rousseau. Tuy nhiên, cũng không thể nói Julie hay nàng Heloise mới là cuộc tấn công vào những quy luật đó, mà ngược lại, nó mô tả một trạng thái gần với quy luật của tự nhiên.

Julie hay nang Heloise moi anh 3
Tác giả Jean-Jacques Rousseau. Ảnh: Wiki.

Các thành viên của gia đình Wolmar được miêu tả là tìm thấy hạnh phúc khi sống theo một lý tưởng quý tộc. Họ đánh giá cao cuộc sống đồng quê trong sự tận hưởng vẻ đẹp của dãy Alps và Savoyard.

Nhưng bất chấp sự tán thành về trật tự xã hội, cuốn tiểu thuyết vẫn mang tính cách mạng. Sự thể hiện cảm xúc tự do và khả năng cảm nhận tinh tế của nó đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của văn học.

Nó đã trở thành tác phẩm mở đầu cho một trào lưu văn học lãng mạn mới, là nguồn cảm hứng để Johann Wolfgang von Goethe viết nên tác phẩm Nỗi đau của chàng Werther.

Được viết dưới hình thức những lá thư, thể hiện rõ tinh thần tự do, phóng khoáng của một mối tình đầy say mê nhưng trên thực tế, cuốn tiểu thuyết này cũng thể hiện tất cả những ý tưởng đặc biệt của Rousseau về các vấn đề như tôn giáo, triết học, chính trị và giáo dục. Đây là những vấn đề suốt đời Rousseau trăn trở nghiên cứu.

ZingNews


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *