Đọc sách cùng bạn: Trước hết và trên hết họ là người Việt Nam

Đọc sách cùng bạn: Trước hết và trên hết họ là người Việt Nam

K. W. Taylor sinh 1946 ở , năm 1968 lấy bằng cử nhân tại Đại học George Washington, năm 1970 bị vào lính và sang tham chiến ở , năm 1972 giải ngũ về học tại Đại học Michigan. Tại đây năm 1976 ông đã lấy bằng tiến sĩ với bản luận án về Việt Nam. Sau đó ông có mấy năm giảng dạy tại và Singapore rồi về lại Mỹ (1987) giảng dạy tại trường Hope College. Từ năm 1989 đến nay ông làm việc tại Đại học Cornell.

Mấy nét tiểu sử như trên cho thấy K. W. Taylor đã có “duyên nợ” với Việt Nam từ một hoàn cảnh lịch sử không mong muốn. Ông bị vào lính, bị điều sang chiến trường Việt Nam, bị thương, rồi nước Mỹ thất trận, tất cả kinh nghiệm đó ở thời kỳ đầu một đời người đã khiến ông lấy Việt Nam làm sự nghiệp nghiên cứu lịch sử của mình. Người Mỹ sau muốn tìm hiểu dân tộc Việt Nam trước hết là để đi tìm câu trả lời cho sự thất bại trong cuộc chiến của họ, nhưng từ đó họ phát hiện Việt Nam là một đất nước có bề dày lịch sử, lâu đời. Việt Nam là một dân tộc, không phải là một cuộc chiến. Không phải ngẫu nhiên ngành “Việt Nam học” lại phát triển mạnh ở Mỹ. Luận án tiến sĩ của K. W. Taylor chính đã lần ngược trở lại lịch sử Việt Nam để cho thấy dân tộc này đã hình thành như thế nào bên cạnh một đế chế Trung Hoa rộng lớn và hung hãn luôn tìm cách thôn tính và áp đặt sự thống trị của nó. Sau khi được hiệu chỉnh, mở rộng, bản luận án đã được in thành sách năm 1983 với tên gọi “The birth of Vietnam” mà tôi muốn dịch là “Việt Nam lập quốc” nghe đúng thế hơn tên sách dịch “Việt Nam thời dựng nước” vì mấy chữ “thời dựng nước” nghe ra tác giả có chịu ảnh hưởng diễn ngôn của giới sử học Việt Nam.

Nhưng đấy chỉ là bàn thêm chút về cách dịch tên sách. Còn nói chung về bản dịch sách này thì dịch giả Thiếu Khanh đã dịch tốt một công trình nghiên cứu lịch sử lớn với nhiều nguồn tư liệu trích dẫn, nhiều thuật ngữ khái niệm từ các thứ tiếng Việt, , Trung, Nhật đã được chuyển sang tiếng Anh giờ đây dịch lại sang tiếng Việt, một công việc đòi hỏi người dịch phải có sự am hiểu lịch sử và tay nghề dịch thuật mới có thể thực hiện được.

VIỆT NAM THỜI DỰNG NƯỚC

Tác giả: Keith Weller Taylor

Người dịch: Thiếu Khanh (từ tiếng Anh)

& Nhà xuất bản Dân Trí, 2020

Số trang: 571 (khổ 15,5x24cm)

Số lượng: 3000

Giá bán: 299.000

Cuốn sách của K. W. Taylor viết về công cuộc dựng nước của Việt Nam trong mười hai thế kỷ, từ thời kỳ khởi đầu của lịch sử thành văn trong thế kỷ III trước CN cho đến thế kỷ X [CN], khi sự thống trị của Trung Hoa chấm dứt và một vương quốc Việt Nam độc lập được kiến lập. K. W. Taylor coi đây là quá trình “dựng nước”, một khái niệm rất Việt Nam. Ông chọn một quan điểm chiết trung giữa các sử gia và các sử gia Việt Nam. “Các sử gia Trung Quốc và các nhà Hán học người Pháp đã coi giai đoạn này trong lịch sử Việt Nam như một nhánh của lịch sử Trung Hoa. Họ xem Việt Nam chẳng hơn gì một tỉnh khó trị ở miên biên viễn của đế quốc Trung Hoa, được hưởng ân huệ “khai hóa” của Trung Hoa. Mặt khác, các sử gia Việt Nam coi kỷ nguyên này là một thời kỳ mà bản sắc dân tộc của họ được thử thách và tôi luyện.” (tr. 11) Theo ông, lần dựng nước trong thế kỷ X của Việt Nam trải qua sáu giai đoạn trong mối tương quan với Trung Hoa. Giai đoạn đầu “có thể gọi là Đông Sơn hay Lạc Việt, quyền lực Trung Hoa chưa vươn tới Việt Nam. Ranh giới văn hóa và chính trị giữa Việt Nam và Trung Hoa được xác định rõ rệt.” Giai đoạn hai “có thể gọi là thời kỳ Hán-Việt, sức mạnh quân sự của người Trung Hoa lấn đến, và một giai cấp cai trị mới hỗn hợp tổ tiên Trung Hoa-Việt Nam ra đời.”  Giai đoạn thứ ba “có thể gọi là thời kỳ Giao-Việt, vì đó là lúc Giao Châu được thiết lập vững chắc trên lãnh thổ Việt Nam, và một khái niệm mới về ranh giới văn hóa và chính trị được những kẻ trung thành với các triều đại phương Bắc áp đặt.” Giai đoạn thứ tư “trải dài gần suốt thế kỷ IV, lực lượng Trung Hoa tạm thời rút khỏi Việt Nam, và các hào kiệt địa phương tìm cách đặt định một khái niệm mới về biên giới, không những tách Việt Nam ra khỏi các lân bang phía Nam mà còn tách khỏi Trung Hoa.” Giai đoạn thứ năm “giai đoạn Đường-Việt, Việt Nam rơi hẳn vào tay đế quốc phương Bắc.” Giai đoạn cuối cùng “trong thế kỷ X, khi các nhà lãnh đạo Việt Nam vạch ra lằn ranh chính trị phân cách chính họ với người Trung Hoa.” Tóm tắt sáu giai đoạn, K. W. Taylor nhận định: “Mỗi giai đoạn nói trên làm biến cải nhận thức của người Việt Nam về chính họ trong quan hệ với các quốc gia hay dân tộc láng giềng.  Những sự biến cải trong các giai đoạn thứ hai, thứ ba và thứ năm, khi các triệu đại Trung Hoa hùng mạnh xác quyết quyền lực của họ ở Việt Nam, đã lôi kéo Việt Nam vào gần hơn với Trung Hoa và tách họ ra khỏi các lân bang phi-Trung Hoa. Chỉ vào thế kỷ VI và X, khi người Việt Nam có đủ lực để nắm được thế chủ động thì các lằn ranh văn hóa chính trị đó mới phản ánh một sức mạnh bản địa hữu hiệu.” (tr. 16)

Khi truy tìm sự tạo lập bản sắc dân tộc của Việt Nam trong quá khứ lịch sử như vậy, K. W. Taylor có nêu ra câu hỏi người Việt Nam là thuộc Đông Nam Á hay Đông Á. Theo ông đây có lẽ là một trong những điều ít tỏ tường nhất trong các nghiên cứu về Việt Nam. Và ông thấy, nhìn rộng ra, Việt Nam là nằm trên lằn ranh giữa Đông Á và Đông Nam Á. Kết thúc lời giới thiệu ông tóm tắt tư tưởng chính công trình nghiên cứu của mình: “Công cuộc dựng nước của Việt Nam được mô tả trong sách này là sự chào đời của một ý thức mới trong thế giới văn hóa Đông Á mà gốc rễ của nó nằm bên ngoài thế giới đó. Trong bối cảnh của toàn thể Đông Á, đây là một ý thức về ranh giới, nhưng đối với người Việt Nam đó chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Họ đã biết cách thể hiện đặc tính phi-Trung Hoa của mình qua di sản văn hóa Trung Hoa. Mặc dù cũng có những trở ngại do chính quyền Trung Hoa áp đặt trải suốt những quảng thời gian dài trong lịch sử, sự tồn tại của bản sắc này cũng quan trọng như hình thức văn hóa mà trong đó bản sắc này được biểu lộ.” (tr.17-18)

K. W. Taylor bằng những nghiên cứu của mình đã trở thành nhà Việt Nam học nổi tiếng ở Mỹ, ở Việt Nam, và trên thế giới. Công trình “The Birth of Vietnam” của ông rất nổi tiếng trong giới học thuật quốc tế. Việc cuốn sách này được dịch ra tiếng Việt sẽ giúp bạn đọc rộng rãi có thêm một nguồn tìm hiểu về lịch sử dân tộc mình và giúp các nhà sử học, các nhà nghiên cứu nhân văn có thêm động lực kích thích chuyên môn học thuật. Đọc nó để ta thấm thía với ta hơn từ khẳng định của tác giả rằng người Việt Nam, trước hết và trên hết, họ là người Việt Nam: “Họ không bao giờ để mất mẹ đẻ cùng với những cảm xúc và tư tưởng riêng biệt của dân tộc hàm chứa trong ngôn ngữ ấy. Họ không bao giờ mất niềm tin vào quá khứ và di sản của dân tộc mình.

Sau “The Birth of Vietnam”, K. W. Taylor viết thêm cuốn “A History of Vietnamese” (2013) được International Institute for Asian Studies (Viện Quốc tế Á châu học) năm 2015 vinh danh cho hạng mục “Best Teaching Tool” (“Sách giảng dạy tốt nhất”). Cũng trong năm 2015 Viện Phan Châu Trinh đã trao giải thưởng cho K. W. Taylor vì những đóng góp to lớn của ông cho ngành Việt Nam học.

Dân Việt


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *