731 loài chim có trong cuốn sách “Các loài chim Việt Nam”

731 loài chim có trong cuốn sách “Các loài chim Việt Nam”

Tối 15/1, Trung tâm Con người và Thiên nhiên (PanNature) phối hợp với Nhã Nam tổ chức buổi ra mắt cuốn sách “Các loài chim ”.

Cuốn sách “Các loài chim Việt Nam

Sách “Các loài chim Việt Nam – Birds of Vietnam” là bộ tư liệu hoàn thiện nhất cho đến nay, giới thiệu 731 loài chim thuộc 22 bộ 93 họ ghi nhận tại Việt Nam thông qua 1.205 bức ảnh trong đó có 10 loài đặc hữu, 64 loài hiện đang bị và sẽ bị đe doạ được ghi nhận trong Danh lục đỏ IUCN (2020), 40 loài trong Sách đỏ Việt Nam (2007).

Ảnh được các tác giả chụp tại các sinh cảnh khác nhau, trên mọi vùng miền của Tổ quốc từ đỉnh Fan Si Pan (VQG Hoàng Liên), Chư Yang Sin (VQG Chư Yang Sin), Bidoup (VQG Bidoup Núi Bà) đến tận cùng phía Nam (VQG Đất Mũi, Phú Quốc), các đảo phía Đông của Tổ quốc (VQG Côn Đảo).

Cuốn sách cũng xây dựng, cập nhật danh lục và hiện trạng phân bố của các loài chim Việt Nam theo hệ thống phân loại mới của Hội Nghiên cứu Chim Thế giới với tổng số 918 loài thuộc 24 bộ và 101 họ.

Quang cảnh buổi Lễ ra mắt cuốn sách

Các tác giả của cuốn sách đến từ các ngành nghề khác nhau, từ nhà nghiên cứu điểu học đến nhà quản lý bảo tồn thiên nhiên, doanh nghiệp lữ hành bảo tồn các loài chim đến các doanh nhân yêu thích thiên nhiên hoang dã. Các tác giả mong muốn cuốn sách không chỉ bổ sung, cập nhật các thông tin về loài mà còn thông qua các bức ảnh góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về giá trị và tầm quan trọng của các loài động vật hoang dã nói chung và các loài chim nói riêng.

Nghệ sĩ nhiếp ảnh Tăng A Pẩu, người đã chụp được hơn 500 loài chim trên khắp mọi miền đất nước Việt Nam chia sẻ: “Mỗi cá nhân không ai có thể chụp cho được hết gần 920 loài chim của rừng Việt Nam. Mỗi người có khi chỉ cần trong đời có được vài tấm ảnh chim “độc”, quí hiếm là đã đủ tạo nên kì tích. Các hình ảnh sử dụng trong cuốn sách được chụp tại Việt Nam 100%, tuyệt đối không sử dụng ảnh chim chụp từ các quốc gia lân cận dù cùng loài để tránh những ngộ nhận đáng tiếc về mặt khoa học”.

Tài nguyên và Môi trường


Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *