NHỮNG KẺ ĐỐT SÁCH.
Lịch sử đốt sách cũng dài gần như lịch sử sách có mặt trên đời; sách vở và thư viện đã nhiều lần trở thành mục tiêu cần tiêu diệt của con người thuộc đủ thành phần giai cấp. Từ Tần Thuỷ Hoàng “đốt sách chôn Nho” đến những đội quân phá hoại các kho tàng sách vĩ đại của nhân loại ở phương Tây tất cả đều nhớ tới những kẻ bạo tàn đã kéo lùi sự tiến bộ của loài người.
Lịch sử đó vừa được nối dài bởi một vụ đốt sách quy mô lớn tại bang Tennessee (Mỹ) vào đầu tháng 2. Sự kiện đã khiến không ít người liên tưởng đến tương lai Phản địa đàng mà tiểu thuyết gia Ray Bradbury đã gợi nên trong cuốn tiểu thuyết 451 độ F gần 70 năm trước.
…
Tranh cãi về đốt sách tại Mỹ ngày một căng thẳng trước khi đạt đỉnh điểm vào năm 1953, khi hiệp hỏi thư viện Mỹ và hội đồng các nhà xuất bản Mỹ ra thông báo chung nhằm bảo vệ “quyền tự do đọc”. Cũng trong năm đó, 451 độ F của Ray Bradbury chính thức ra mắt tác phẩm gắn hình ảnh “kẻ đốt sách” và tuyến vai phản diện trong nhận thức của công chúng Mỹ.
Mặc cho sự phát triển của internet, giá trị biểu tượng của sách vẫn được duy trì một cách mạnh mẽ và hình ảnh sách cháy vẫn cứ là một phương pháp hiệu quả để thu hút sự chú ý của những kẻ cơ hội. Thế nhưng, khát vọng bảo tồn và chia sẻ tri thức là thứ không bao giờ có thể đốt hết được. Có thể kể đến công lao năm 2012 của thủ thư Abdel Kader Haidara, người đã cùng đồng đội cứu hơn 350.000 pho tư liệu quý từ bốn 45 thư viện của đất nước Mali khỏi bàn tay rắp tâm phá hại của các phần tử cực đoan Al-Qaeda.
Câu chuyện của Haidara gợi nhắc đến những tia hy vọng lắp lánh trong thế giới phản địa đàng của 451 độ F, nơi Montag và những người đồng chí vẫn đặt niềm tin vào trí thức ngay cả khi mọi cuốn sách đã cháy rụi. Bằng cách hay cách khác, tri thức vẫn sẽ bền bĩ sống như phượng hoàng rực rỡ luôn tái sinh từ đống tro tàn.
Nguồn: Tuổi Trẻ Cuối tuần
Bạn có thể tìm mua sách tại:
TÊN SÁCH | NHÃ NAM | TIKI | FAHASA |
451 độ F (TB 70.000) | http://bit.ly/451dofNhaNam | http://bit.ly/451dofTK | http://bit.ly/451dofFHS |
Leave a Reply