Các nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này đều có mối liên hệ ngầm với nhau, và trải nghiệm kỳ lạ của mỗi nhân vật khiến người ta có cảm giác họ là một linh hồn thống nhất sống trong nhiều kiếp sống, hoặc nói cách khác, là sự hóa thân của một Tàn Tuyết ở nhiều bản dạng […]Thế giới phi lý trong tiểu thuyết của Tàn Tuyết thực chất là ẩn dụ cho bản chất của xã hội Trung Quốc hiện đại, và cốt lõi của những sáng tạo ấy – như tinh thần của văn học tiên phong mà bà đã kiên trì thực hành – không chỉ là “nghệ thuật thuần túy” mà còn là sự phản kháng không khoan nhượng với ý thức bá quyền và bạo lực.
Nhà văn Tàn Tuyết tên thật là Đặng Tiểu Hoa, sinh năm 1953, quê gốc Trường Sa, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Cha mẹ bà làm việc tại tòa soạn Nhật bảo Hồ Nam, bị lên án là phái hữu và phải đi lao động cải tạo, bà được bài ngoại nuôi nấng. Sau khi bà ngoại qua đời trong một nạn đói vào đầu thời kỳ Cách mạng Văn hóa, việc học của Tiểu Hoa dừng lại ở bậc tiểu học. Năm 1985, ở tuổi ba mươi, Đặng Tiểu Hoa bắt đầu sáng tác với bút danh Tàn Tuyết. Tác phẩm của bà kết hợp giữa trải nghiệm tâm linh và tư duy triết học, khả năng khai thác những vùng miền sâu kín của tâm hồn con người và sự thực hành “văn học thuần túy”. Theo đánh giá của giới chuyên môn, tiểu thuyết cũng như phê bình văn học của Tàn Tuyết đã tạo ra một cuộc giải phóng chưa từng có về quan niệm sáng tác, phá vỡ trí tưởng tượng truyền thống của người đọc về văn học tại Trung Quốc.
Các tác phẩm tiêu biểu của bà:
– Phố Hoàng Nê (2000)
– Phố Ngũ Hương (2002)
– Những chuyện tình thế kỷ mới (2013)
– Bác sĩ chân đất (2019)
Trong đó tiểu thuyết Những chuyện tình thế kỷ mới đã lọt vào danh sách để cử giải thưởng Man Booker Quốc tế.
Leave a Reply