Prisoners of Geography – Những tù nhân của địa lý

Prisoners of Geography – Những tù nhân của địa lý

 Cuốn sách Prisoners of Geography (Những tù nhân của địa lý) của Tim Marshall xuất bản gần đây cho độc giả một cái nhìn mới về câu chuyện .

Prisoners of Geography - Những tù nhân của địa lý - Ảnh 1.

Ảnh: LÊ VIỆT

Tác giả cho rằng yếu tố địa lý quyết định chính sách chính trị của các quốc gia. Những dãy núi, con sông, bình nguyên, sa mạc chính là những biên cương hữu hình khiến chính sách chính trị của nhiều lãnh đạo bị giới hạn. Từ đó, họ trở thành những “tù nhân của địa lý”.

Nhiệm kỳ tổng thống đầy biến động của ông Donald Trump vừa kết thúc. Trong bốn năm tính từ khi phiên bản mới nhất của sách xuất bản ở Mỹ vào năm 2016, nhiều đã xảy ra nhưng vẫn không làm thay đổi bức tranh địa chính trị mà Tim Marshall đã phác họa trong tương quan Mỹ và chính sách của họ đối với thế giới.

Trong những năm gần đây, với , sáng kiến Con đường tơ lụa mới, cuộc chiến thương mại đang tiếp diễn, và sự trỗi dậy về công nghệ của họ vẫn chưa làm giảm sút vị thế siêu cường số 1 của Mỹ. Quan trọng nhất, sự thiếu vắng một lực lượng hải quân mạnh mẽ và hiện đại vẫn là vấn đề kìm hãm vị thế của Trung Quốc như cách đây hơn bốn năm.

Hạm đội vẫn bị cô lập trong biển Đen, vì cửa ra Địa Trung Hải vẫn bị Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Âu kiểm soát. Vị thế của Nga vẫn bị kìm hãm khi tiếp tục thiếu vắng một cảng nước ấm để làm căn cứ cho những hạm đội của họ.

Ngoài việc vẫn còn nguyên ý nghĩa địa chính trị sau hơn bốn năm, sách giúp người đọc rút ra những kiến giải lý thú.

Thứ nhất, giao thông trên biển vẫn đóng vai trò quan trọng với thương mại và địa chính trị của thế giới hôm nay. Bằng việc kiểm soát những hải đạo huyết mạch như kênh đào Suez ở Ai Cập, eo biển Hormuz vào vịnh Ba Tư, eo biển Bosphorus qua Thổ Nhĩ Kỳ, eo biển Malacca qua Malaysia, Singapore và Indonesia, những thế lực chính trị có thể kiểm soát nguồn doanh thu và khu vực, thay đổi chính sách ngoại giao của nhiều quốc gia.

Thứ hai, vấn đề di dân tự nhiên thực sự là một công cụ hiệu quả và nguy hiểm của những quốc gia có tham vọng bành trướng về lãnh thổ.

Thứ ba, vùng đệm là yếu tố quyết định chính sách đối ngoại của nhiều cường quốc. Từ thời cổ đại, hai đế quốc La Mã và Ba Tư tuy đối đầu nhau nhưng vẫn tồn tại song song qua nhiều thế kỷ, vì chính giữa họ tồn tại một vùng đệm rộng lớn. Iraq là vùng đệm giữa hai thế lực Iran và Saudi Arabia.

Ukraine và Ba Lan là vùng đệm ngăn ngõ tiến công của các nước Tây Âu vào Nga. Chính ở những quốc gia vùng đệm này, tranh chấp và mâu thuẫn giữa các cường quốc sẽ diễn ra. Điều đó quyết định chính sách tiếp cận về quân sự, ngoại giao và kinh tế của các cường quốc.

Tuổi trẻ

Posted

in

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *