Review ‘Xa lạ trong tôi’ của Orhan Pamuk Martin Riker (NY TIMES)

Review ‘Xa lạ trong tôi’ của Orhan Pamuk Martin Riker (NY TIMES)

Martin Riker (NY TIMES)

https://www.nytimes.com/2015/10/25/books/review/a-strangeness-in-my-mind-by-orhan-pamuk.html

Dù đúng theo một cách khác, nhưng title phụ cuốn tiểu thuyết mới của Orhan Pamuk – “Những cuộc phiêu lưu và giấc mơ của Mevlut Karatas, một người bán Boza, và những người bạn, và cũng là một bức tranh mô tả cuộc sống Istanbul từ năm 1969 đến năm 2012 từ nhiều góc nhìn khác nhau ”- làm cho tham vọng đầy phức tạp của cuốn sách có vẻ đơn giản, nếu không muốn nói là kỳ quặc. “Không có gì đáng ngại”, cuốn sách dường như đang nói, “chúng ta sẽ chỉ tổng hợp hơn 40 năm hiện đại của một trong những thành phố náo nhiệt nhất thế giới về , đồng thời theo chân một dàn nhân vật đông đảo vượt qua các lằn ranh giai cấp, chính trị , tôn giáo và giới tính, tất cả đều tập trung quanh ‘cuộc phiêu lưu và ước mơ’ của một người bán rong tầm thường. Còn gì nhẹ nhàng hơn nữa đâu?” Thực tế, sự thật của “” nằm đâu đó giữa sự khôi hài của và phiên bản rắc rối hơn mà tôi suy diễn – vì đây là một cuốn sách đề cao sự đơn giản ngay cả khi nó phải vật lộn với sự phức tạp của một thành phố luôn đổi thay, và tác giả đã cố gắng để giữ câu chuyện buộc phải trải rộng ấy một cách đơn giản nhất có thể.

Nhân vật chính của cuốn sách là Mevlut, và giống như các nhân vật khác của Pamuk, anh mắc kẹt giữa các thế giới. Xung đột giữa truyền thống và hiện đại trong văn hóa Thổ Nhĩ Kỳ là chủ đề chính trong văn nghiệp của Pamuk (Người ta đã nói về ông khi trao giải năm 2006: “Người đã phát hiện ra những biểu tượng mới cho cuộc đụng độ và đan xen của các nền văn hóa trong hành trình tìm kiếm tâm hồn u uất của thành phố quê hương”), và các nhân vật của ông đã thực hiện hai nhiệm vụ: vừa là sản phẩm của những khoảnh khắc lịch sử, vừa là cửa sổ để nhìn vào những khoảnh khắc lịch sử ấy. Trong gallery Người Thổ Nhĩ Kỳ Bình Thường của Pamuk – có Ka trong “Tuyết”, Kemal trong “Bảo tàng của ngây ” và Black trong “Tên tôi là đỏ” – Mevlut nổi bật lên như là người nhiều cảm xúc nhất, có trái tim thuần khiết nhất và khát vọng khiêm nhường nhất. Nếu là một nguyên mẫu, có thể gọi anh là một người đại trí giả ngu (wise fool). Người anh họ Suleyman của anh cho rằng anh là một kẻ khờ không thể giải thích được; Ferhat, người bạn cộng sản của anh nói “cậu ta hơi lập dị, nhưng có một trái tim vàng”; chị dâu bảo anh “dễ thương như một cậu bé” – tuy nhiên những nhận xét xem nhẹ này, và cả những bình luận khác nữa chỉ thể hiện người khác không hiểu được sự phức tạp bên trong Mevlut như thế nào. Anh vật lộn để hiểu chínhmình, “sự xa lạ” trong tâm trí anh, một nỗi lo lắng mờ mịt chỉ được xóa đi phần nào khi cuốn sách kết thúc. Trong lúc đó, chúng ta sẽ tìm hiểu về hai tình yêu lớn của Mevlut, cả hai đều được giới thiệu trong những chương mở đầu riêng rẽ.

 

Chương 1 giới thiệu Rayiha, người anh lấy làm vợ theo cách như trong một vở hài kịch của Shakespeare: đám cưới họ hàng, tình yêu tuổi trẻ từ cái nhìn đầu tiên, một chút thủ đoạn lừa lọc khiến Mevlut bỏ trốn, không phải với người trong mộng, mà là cô chị kém hấp dẫn hơn. Mặc dù nhận ra sai lầm của mình đúng lúc, Mevlut khả kính đã nhìn thấu cuộc hôn nhân này và tìm thấy một tình yêu chân thật hơn đam mê mù quáng mà anh theo đuổi lúc ban đầu. May mắn thay, câu chuyện của Pamuk không dừng lại ở note cao đạo đức này mà còn đẩy lên, phát triển thành một bộ phim phức tạp khi hậu quả của “mánh khóe” ban đầu tác động lên cuộc đời của Mevlut trong nhiều thập kỷ và tạo ra một động lực để đẩy cốt truyện đi bất cứ khi nào cuốn sách cần đến.

Tình yêu thứ hai của anh là việc lang thang giữa Istanbul hàng đêm để bán một loại đồ uống làm từ lúa mì lên men gọi là boza. Boza là “thức uống được lựa chọn dưới thời Ottoman,” nhưng đã không còn phổ biến vào những năm 1920, khi nước cộng hòa Thổ Nhĩ Kỳ thành lập và rượu vang và rượu mạnh được coi là hợp . Mevlut hiểu rằng thức uống đó là lỗi thời, rằng anh là một “di tích sống của quá khứ đã hết thời”, một người bán sự hoài niệm. Tuy nhiên, anh cũng là một người tin tưởng (believer) – có vẻ như vào Chúa, nhưng chủ yếu là vào boza. “Chỉ vì một thứ gì đó không hoàn toàn thuộc về đạo Hồi”, anh tranh luận với bạn, “không có nghĩa là nó không thể trở nên linh thiêng. Những thứ chúng ta được thừa hưởng từ tổ tiên mình cũng có thể linh thiêng vậy. ” Boza cũng không chỉ có ý nghĩa tôn giáo mà còn có ý nghĩa chính trị: Khi sự trỗi dậy của đảng Hồi giáo đe dọa sẽ có một lệnh cấm rượu, ý nghĩ đầu tiên của Mevlut là nó sẽ khiến mọi người đánh giá cao boza và cải thiện công việc thất bát của anh. Đối với Mevlut, mọi thứ trong cuộc đời đều có thể đến qua boza – và đây dường như là cốt lõi trí tuệ của anh. Khác với “hàng ngàn người” mà anh gặp trên đường phố Istanbul, những người theo đuổi ảo tưởng hiện đại và những thước đo thành công không thể diễn tả được, và những người “luôn luôn tin rằng luôn có kẻ giật dây phía sau mọi màn kịch và trong mọi trận chiến”. Bằng trực giác, Mevlut hiểu rằng thế giới này, mặc dù quá phức tạp để có thể hiểu được hết toàn bộ, song xét cho cùng cũng được tạo thành từ các đối tượng và đơn giản, có thể biết được.

Cho dù trí tuệ này có hữu dụng hay không, đối với Pamuk, cách nhìn cuộc sống là một mạng lưới phức tạp của những điều có thể biết đã cho ông một cách thức cực thú vị để viết một cuốn sách. Khi chúng ta rời khỏi những chương giới thiệu và quay lại thời thơ ấu của Mevlut, vì 550 trang tiếp theo được dẫn dắt theo kiểu truyện “David Copperfield” – qua việc học hành, các công việc khác nhau của Mevlut, nghĩa vụ quân sự, chuỗi ngày dài thủ dâm và cuối cùng là mối tình và cuộc hôn nhân của anh – Pamuk thấy cơ hội để mở rộng từ Mevlut vào mạng lưới liên kết tạo nên thực tại của anh ở khắp mọi nơi. Hay nhất là những đoạn độc thoại ở góc nhìn thứ nhất của chính các nhân vật, họ cắt ngang câu chuyện chính được viết từ ngôi thứ ba để đưa ra chuyện của riêng mình. Những độc thoại này rất trơn tru xét trên phương diện bản thể luận, vì câu chuyện chính được viết ở thì quá khứ, các nhân vật ngược lại nói ở thì hiện tại của hành động quá khứ, nài nỉ một cách xấc xược, “Đừng viết nữa, bởi vì nó không đúng sự thật ”hoặc“ Tôi có thể cảm nhận anh đã nói về tôi suốt từ chiếc bàn trong quán cà phê trong làng này, ở chỗ mà tôi đang ngủ gật trước tivi. ” Cách thể hiện ấy rất vui nhộn, đồng thời lồng ghép vào câu chuyện của Mevlut những giọng điệu đầy màu sắc và những quan điểm khác về thế giới xung quanh anh.

Nhưng Istanbul của Mevlut không chỉ là con người, Pamuk còn đưa vào tiểu thuyết của mình lịch sử vật chất của thành phố. Ngoài câu chuyện về số phận của boza, chúng ta được đọc một thiên sử thi về bất động sản, biên niên ký về các dự án xây dựng, một cuốn “Lịch sử việc tiêu thụ điện” và nhiều thứ khác. Khi ấy, “Xa lạ trong tôi” trở thành sự kết hợp tuyệt đỉnh giữa giọng nói và nơi chốn, chính trị và văn hóa, tập hợp xung quanh một nhân vật chính u sầu và một cốt truyện tâm lý phức tạp.

 

Tất cả những điều trên không phải để nói rằng Xa lạ trong tôi là một cuốn tiểu thuyết bách khoa hoặc toàn diện. Nó không có tham vọng trở thành một thứ gì đó như của Joyce, Wallace hay Pynchon. Đời sống của các nhân vật và lịch sử thành phố xuất hiện như là những góc nhìn phụ từ câu chuyện của Mevlut, hướng đến một thế giới rộng lớn hơn nhưng không bao giờ đi quá xa hoặc quá xa thiên hướng u sầu của Mevlut. Thiên hướng đó quá nhũn nhặn một cách liên tục và Pamuk thể hiện nó quá chau chuốt, đến mức đôi khi tính đồng nhất của cuốn sách bị áp chế. Không có gì kinh dị, chỉ có lịch sử; không có sự điên rồ, chỉ có “sự xa lạ”. Châm biếm không đủ thành châm biếm, bi kịch không đủ cay đắng để thành bi kịch; (Sự lặp đi lặp lại nỗi sợ rằng những con chó đường phố sẽ cắn mình của Mevlut không phải là ngoại lệ, mà là một điển hình.) Cái mà chúng ta cảm nhận được là kỹ thuật điêu luyện, sự phong phú về trí tuệ, sự tinh tế về cảm xúc và cảm giác tự do đến từ một câu chuyện mà những khoảnh khắc ý nghĩa nhất của nó nằm ở bên lề chuyện kể.

 

Văn chương và các bài phê bình của Martin Riker được in trên The Wall Street Journal, The Guardian và The London Review of Books. Ông hiện đang dạy tại Đại học Washington.


Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *