Tác giả câu nói ‘Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn’ lại gây sốc

Tác giả câu nói ‘Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn’ lại gây sốc

130 năm trước, khi câu nói “những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn” lần đầu xuất hiện đã làm dư luận xã hội phương Tây dậy sóng. Hơn một thế kỷ sau câu nói này vẫn khiến nhiều người “không chịu nổi”.

Tác giả của tuyên ngôn “đáng ghét” này chính là Oscar Wilde , và câu nói nổi tiếng ấy xuất hiện trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng (cũng là duy nhất) của ông: “Chân dung của Dorian Gray” xuất bản năm 1891, đã làm văn đàn Anh lúc bấy giờ xáo xào vì phẫn nộ. Ở thế kỷ 19, người ta không chịu nổi những quan điểm, câu chữ “vi phạm đạo đức xã hội”, nặng tính “lột mặt nạ” của “con người đầy tai tiếng”.

Tác giả câu nói 'Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn' lại gây sốc ảnh 1
Oscar Wilde (1854-1900)

Một vài ví dụ nổi bật:

“Phụ nữ làm hỏng mọi cuộc tình bằng cách cố biến nó thành mãi mãi. Đó cũng là một từ vô nghĩa.”

“Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn. Cái họ gọi là trung thành và chung thủy, tôi gọi đó hoặc là sự trì trệ của tập quán, hoặc là sự thiếu hụt trí tưởng tượng.”

“Hôn nhân có một sự hấp dẫn ấy là khiến việc sống một cuộc đời lừa dối trở nên tuyệt đối cần thiết cho cả hai bên.”

“Trên đời chỉ có một điều tồi tệ hơn việc bị đem ra đàm tiếu, đó là chẳng được ai đàm tiếu.”

“Chẳng có sách nào là đạo đức hay vô đạo đức. Chỉ có sách viết hay và sách viết dở. Vậy thôi.”

Ngày nay, khi quan niệm xã hội cởi mở hơn và người ta đã thẳng thắn hơn khi nhìn nhận nhiều khía cạnh phức tạp của nhân tính, những trích dẫn của Oscar Wilde trở thành một thứ châm ngôn được ưa chuộng.

Tuy nhiên, khả năng phân hóa độc giả của Oscar Wilde dường như vẫn còn nguyên. Trên nhiều diễn đàn dành cho phụ nữ, những ý kiến của ông về tình yêu, hôn nhân, lòng chung thủy vẫn tiếp tục khiến nhiều người “phát điên”.

Tác giả câu nói 'Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn' lại gây sốc ảnh 2
Một bộ phim chuyển thể từ “Chân dung của Dorian Gray”

“Không thể chịu nổi”, “quá sốc”, “sao có thể”… chính là những cảm thán được lặp đi lặp lại của một số người “vừa căm ghét nhưng vẫn phải vừa thừa nhận là Oscar có phần đúng”.

“Chân dung của Dorian Gray” từng được xuất bản nhiều lần ở , mới đây được tái bản với bản dịch đầy đủ của Nham Hoa theo nguyên tác in năm 1891.

Câu chuyện xoay quanh một chàng trai trẻ tuấn tú, Dorian Gray. Bằng vẻ đẹp trác tuyệt của mình, chàng đã truyền cho họa sĩ Basil nguồn cảm hứng sáng tác dào dạt. Mọi thứ vẫn thật tuyệt diệu cho đến khi Dorian gặp Huân tước Henry và bị mê hoặc bởi quan điểm này: Chỉ có tuổi trẻ là thứ đáng để theo đuổi ở đời. Chàng ước gì bức tranh sẽ già và xấu đi thay cho mình, và bằng một cách nào đó điều ấy đã thành hiện thực.

Tác phẩm được xuất lần đầu tiên năm 1890, gồm 13 chương, đăng thành nhiều kỳ trên nguyệt san Lippincott’s (Lippincott’s Monthly Magazine). Năm 1891, sau khi qua chỉnh sửa, kiểm duyệt, tiểu thuyết được xuất bản thành sách, mở rộng ra thành 20 chương.

Tác giả câu nói 'Những kẻ suốt đời chỉ yêu một lần mới là phường nông cạn' lại gây sốc ảnh 3
Bản dịch đầy đủ nhất của Nhã Nam

Kể từ lúc ra đời “Chân dung của Dorian Gray” đã trở thành nguồn cảm hứng cho hàng loạt tác phẩm nghệ thuật. Có ít nhất 25 bộ phim được chuyển thể hoặc lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này. Trong đó, bản phim kinh dị năm 1945 của đạo diễn người – Albert Lewin được xem là tác phẩm điện ảnh chuyển thể thành công nhất. Bộ phim giúp Angela Lansbury đoạt giải Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Quả cầu vàng 1946.

Nếu như tác phẩm của Oscar Wilde gây tranh cãi gay gắt thì đời tư của ông cũng là “miếng mồi ngon” của dư luận.

Năm 1891, năm “Chân dung của Dorian Gray” được xuất bản thành sách, Oscar gặp Lord Alfred Douglas và nhanh chóng phải lòng anh (trước đó ông đã kết hôn và có hai con). Mối tình đồng tính ấy đã khiến ông rơi vào một scandal chấn động, kết thúc bằng việc ông bị đưa ra tòa năm 1895, rồi bị kết án hai năm tù khổ sai.

Một năm trước phiên tòa định mệnh, Oscar Wilde từng viết trong một bức thư: Tôi nghĩ mình là Basil Hallward, người đời nghĩ tôi là Huân tước Henry, nhưng Dorian mới là những gì tôi muốn trở thành – ở một thời đại khác, có lẽ. Năm 1900, ông qua đời tại Paris vì viêm màng não, khi đó Oscar Wilde 46 tuổi.


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *