“Trong khi chờ đợi Godot” sau 70 năm vẫn thách thức người đọc

“Trong khi chờ đợi Godot” sau 70 năm vẫn thách thức người đọc

Trong khi chờ đợi Godot là vở kịch đầu tiên của Samuel Beckett, công diễn lần đầu năm 1953, cũng là tác phẩm khiến ông trở nên nổi tiếng.

Đây là một vở kịch phi lí. Kịch phi lí còn được gọi là “phản kịch”, do nó từ bỏ cốt lõi của kịch truyền thống: không xây dựng tính cách nhân vật, không hành động, không xung đột, không có thắt nút hay cởi nút, cốt truyện hầu như không có gì, lời thoại cũng mơ hồ, dông dài.

Vở kịch gồm 2 hồi. Ở hồi 1, hai nhân vật Vladimir và Estragon gặp nhau bên một cái cây trụi lá, trên một con đường ở nông thôn vào buổi chiều muộn. Họ chờ đợi một người tên là Godot. Trong lúc chờ đợi, họ tán chuyện, ăn, rủ nhau treo cổ lên cái cây. Họ gặp Pozzo – một ông chủ có vẻ tàn bạo ngang ngược, và Lucky – một lão bộc trông già nua khốn khổ. Godot cử một cậu bé tới nhắn rằng hôm đó ông ta không đến nhưng nhất định hôm sau sẽ đến.

Hồi 2 của vở kịch không hẳn là giống hệt hồi thứ nhất, nhưng cơ bản các chuỗi hành động vẫn lặp lại như vậy, các xảy ra cũng tương tự. Cũng vào chiều muộn như thế, cũng vẫn chỗ cũ, chỉ khác là cây đã có vài cái lá, Vladimir và Estragon vẫn đợi, đùa cợt, nhảy nhót, nói liên thiên. Họ lại gặp Pozzo và Lucky. Godot gửi một người đưa tin đến – vẫn là cậu bé hôm qua – báo rằng mình sẽ không đến. Hai kẻ đợi chờ định treo cổ nhưng dây đứt. Họ tuyên bố sẽ rời đi, nhưng vẫn không hề nhúc nhích.

Vở kịch kết thúc.

Toạ đàm ra mắt tác phẩm Trong khi chờ đợi Godot diễn ra tại Trung tâm Văn hoá , Hà Nội tối 26/3/2021

Cuối những năm 1950, châu Âu vừa thoát khỏi thế giới thứ 2, mọi thứ còn hoang tàn, đổ nát, con người thể hiện sự chán nản và không tìm thấy ý nghĩa của cuộc đời. Đó chính là một yếu tố quan trọng dẫn đến từ “phi lí”, điều này rất phổ biến với giới trí thức châu Âu lúc bấy giờ.

Theo Nguyễn Vũ Hưng, giảng viên Pháp tại Đại học Quốc Gia TP.HCM thì: phí lí có gắn bó với hiện sinh. Điều đặc biệt là, Beckett nổi tiếng với kịch phi lí nhưng ông dường như lại từ chối điều này. Có lẽ bởi do phi lí bắt nguồn từ triết học hiện sinh nhưng Beckett là người giữ khoảng cách với triết học, ông nghi ngờ và giễu nhại triết học. Trong khi chờ đợi Godot là một tác phẩm phi lí, thế giới không có chúa, không có ý nghĩa, con người không biết đi đâu về đâu, không biết chờ đợi điều gì.

không nhiều người nghiên cứu về Beckett. Ông sinh năm 1906, là nhà văn người Ireland, từ năm 1938 ông định cư tại Paris và bắt đầu sáng tác bằng tiếng Pháp từ năm 1945. Năm 1951 ông cho ra mắt tiểu thuyết tiếng Pháp đầu tay Molloy, và ngay năm sau là tác phẩm kịch Trong khi chờ đợi Godot.

Với Trong khi chờ đợi Godot, Samuel Beckett đã dùng một công thức màu nhiệm, kết hợp các câu thoại lúc thì ngây ngô, nực cười, lúc thì vỗ về, cảm thông, lắm lúc lại lệch pha hoàn toàn… để cho thấy cái đáng cười chưa chắc đã đáng cười, cái vọng tưởng biết đâu lại là cứu cánh, cái hiện hữu có khi chỉ là ảo ảnh… Các nhâ vật của vở kịch đã đấu tranh theo các cách rất khác nhau để cảm nhận hay phủ nhận sự vận động của thời gian và sự tồn tại của bản thân.

Một điều nữa rất đáng quan tâm đó là việc Samuel Beckett viết bằng tiếng Pháp. Nhà văn từng lí giải rằng, vì tiếng Pháp cho phép ông được viết bằng thứ không cần phong cách. Ông đặc biệt quan tâm đến của từ. Một từ vang lên sẽ phóng chiếu lịch sử văn chương và suy tư của người khác, trước đó. Cho nên ông chọn tiếng Pháp để tránh ảnh hương, thay vì tiếng Anh.

Tuy nhiên, theo giảng viên Nguyễn Vũ Hưng, anh cho biết: Samuel Beckett vẫn im lặng viết bằng tiếng Anh các tác phẩm của mình, song song với tiếng Pháp, mà đó không phải là bản dịch. Có thể coi rằng, một tác phẩm sẽ được ông viết hai lần, bằng hai thứ tiếng Anh và Pháp. Và điều Samuel Beckett mong muốn chính là, chúng ta đọc hai bản để thấy được tính trung lập của tác phẩm. Ông không muốn tác phẩm của mình thuộc về một quốc gia riêng biệt nào.

Trở lại với kịch Trong khi chờ đợi Godot. Thời gian trong kịch gần như là miên viễn và bị cô đặc, hai nhân vật đối thoại mãi và chờ đợi Godot đến, nhưng đó là sự vô vọng. Xuyên suốt tác phẩm Godot không hề xuất hiện nhưng luôn được nhắc đến. Chính Samuel Beckett cũng nói, tôi không biết Godot là ai.

Samuel Beckett được biết đến là người có phong cách của rất nhiều chủ nghĩa, tuy nhiên ông vừa thuộc về lại không thuộc về các khái niệm đó. Nguyên lí khi sáng tác của ông đó là: khai thác kiệt quệ tất cả các khả năng của ngôn ngữ, hình ảnh, giọng nói… Và quan trọng nhất, theo tác giả, ý nghĩa của tác phẩm nằm ở vật chất của ngôn ngữ. Chúng ta có thể cảm thấy một vẻ đẹp nào đó, nhưng ngôn ngữ chính là vật cản để ta không nhận ra ý nghĩa thông điệp rõ ràng nào trong đó. Và tác phẩm của Samuel Beckett chính là tạo ra vật cản để biến không gian kịch thành không gian trong tư tưởng của người đọc. Và đây có lẽ cũng là chìa khoá để người đọc bước vào tác phẩm ông.

Mặc dù vậy, sau 70 năm, Trong khi chờ đợi Godot vẫn không ngừng gây những tranh luận và thách thức người đọc. Nhà văn Samuel Beckett được Viện Hàn lâm Thuỵ Điển trao giải thưởng vào năm 1969.

Văn nghệ quân đội


Posted

in

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *