REVIEW “BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT” (Vũ Bằng) – Long đong phận người trong buổi loạn ly

REVIEW “BÓNG MA NHÀ MỆ HOÁT” (Vũ Bằng) – Long đong phận người trong buổi loạn ly

“Vẫn là Vũ Bằng, mà sao lạ quá!”

Mình đã thốt ra như vậy khi lần đầu cầm trên tay cuốn sách này. Tiêu đề sách chính xác là Bóng Ma Nhà Mệ Hoát, chứ không phải Bóng Ma Trong Nhà Hát của Gaston Leroux đâu nhé các bạn! Đúng rồi, các bạn không nghe nhầm đâu, chính là Vũ Bằng, là Vũ Bằng đã viết Thương Nhớ Mười HaiMiếng Ngon Hà Nội đấy!

Thật vậy, cũng như các bạn, mình cũng mắt chữ A mồm chữ O ngay từ lúc đầu. Một cây bút mộng như Vũ Bằng bỗng dưng lại đổi hứng viết truyện ma quỷ. Vừa kì lạ cũng thật tò mò. Nhưng khi được biết hoàn cảnh sáng tác của cuốn sách, mình lại thấy hứng thú một cách dị thường. Được biết, tác phẩm này được viết cùng năm 1972 với Thương Nhớ Mười Hai, song cả hai lại đại diện cho hai thái cực cảm xúc lẫn lộn của Vũ Bằng. Một đằng nỗi nhớ, một đằng nỗi đau. Nhưng dù là thái cực nào, Vũ Bằng đều mang trong mình một tình yêu da diết với nước non, và sự đồng cảm với số phận đất nước thời buổi .

“Tôi không phải là thằng người anh ạ, nhưng chính là một con quỷ – một thằng người mà chiến tranh đã biến thành ra con quỷ.”

Câu chuyện lấy bối cảnh năm 1945, vào những ngày cuối cùng của quân phát xít Nhật tại Đông Dương. Ai đã đọc thì hẳn đều biết đến tội ác của quân Nhật trong nạn đói năm Ất Dậu rồi. Nhưng mọi chuyện không dừng lại ở đó, điều làm nên “thanh danh” quân Nhật ngày đó phải là những cuộc tắm máu dân thường như thảm sát tại Nam Kinh hay Đơn Vị 731. Và đương nhiên, người dân ngày ấy cũng chịu chung thảm cảnh đó trong 5 năm trời kể từ năm 1940.

Trên cái nền bi kịch chung như vậy, Mệ Hoát cùng cô cháu gái O Thảo sống hiền hòa bấy lâu cũng không thoát khỏi thảm cảnh. Vận rủi đã mang đến trên quê hương họ một cuộc thảm sát man rợ, vô nhân tính đến rợn người. Và kẻ thủ ác đằng sau, tên lính Nhật Tô-ku-bê, vẫn nhởn nhơ ngoài vòng luật và thậm chí y còn trở thành một “người Việt Nam mới” (1). Nhưng có một điều y không biết, rằng là ở xứ này người Việt mình có câu cửa miệng “người chết có thiêng”. Cứ như vậy, một cuộc báo oán của quỷ hồn hai mẹ con nhằm đến y đang rục rịch đến gần, chỉ để mở ra một chuỗi luân hồi đẫm máu mãi không dứt.

Mọi chuyện mở đầu bằng cái chết, và kết thúc cũng bằng cái chết, nhưng để lại những nỗi đau mãi không thể xóa nhòa. Sự thật khủng khiếp từng bước được vạch trần, lộ ra ác tâm sâu thẳm của lòng người.

Cái ác đó lại được bối cảnh chiến tranh bồi thêm tạo thành một vòng xoáy tội ác không dứt, oán hồn không tan, mãi không siêu thoát.

Theo Vũ Gia, tác phẩm được ra mắt năm 1972, giữa những năm tháng “Mùa hè đỏ lửa”, khi đất nước đang phải gồng mình với cuộc chiến đang vào giai đoạn cao trào. Bởi vậy, con người thời kỳ này có một khát khao mãnh liệt đó là thoát ly thực tại, tìm tới cõi tâm linh, huyễn hồ – tới những cái hoang đường, kỳ lạ (2). Ở thời điểm đó, Vũ Bằng cũng không phài ngoại lệ, Bóng Ma Nhà Mệ Hoát được ông đặt tên là tân Truyền Kỳ Mạn Lục, tức là loại truyện mượn các hình tượng thần bí hoang đường để ngụ ý về giá trị nhân sinh, về thế sự đương thời. Có thể nói, để viết nên cuốn truyện này, chính Vũ Bằng cũng dốc tâm huyết vào từng câu chữ, từng chi tiết, gửi gắm rất nhiều suy ngẫm về tội ác chiến tranh, về sự trả thù và giải thoát.

Nhưng Bóng Ma Nhà Mệ Hoát không chỉ là một chuyện ma kinh dị thuần thuần túy. Vẫn giữ phong cách nhẹ nhàng, tinh tế, vẫn dùng giọng văn tình cảm, sâu lắng, Vũ Bằng còn chinh phục mình bằng những phân đoạn về cổ tục, về phong hóa và thú chơi đồ cổ của người Huế. Mặc dù chỉ xuất hiện trong vài phân đoạn rất ngắn, nhưng từng ấy là đủ để người đọc không bị quá bi lụy vào câu chuyện bi kịch. Nó giống như việc tìm một khoảng lặng an yên trong lòng sau khi bạn đã khóc cạn nước mắt cho số phận đời bi thảm của các nhân vật.

“Sử ký Trung Hoa chép rằng: ngày xưa Tần Thủy Hoàng được ngọc ấy sai thợ gọt thành quả ấn, trên núm trạm năm con rồng và khắc ở dưới tám chữ triện, nguyên chữ của thừa tướng Lý Tư: “Thụ mang vu thiên, kí thọ Vĩnh Xương” để làm “trấn quốc chi bửu ấn”. Một hôm Tần Thủy Hoàng đi tìm thuốc trường sinh qua Dương Tử Giang bị Hà Bá làm cho sóng to gió lớn không thể nào qua được. Tần Thủy Hoàng sai quan cầm cái ấn ngọc ném xuống Dương Tử Giang. Tức thì sóng lặng gió êm; thuyền bè đi lại trên sông thong thả.”

Nơi xảy ra câu chuyện – xứ Huế cũng mang ý đồ riêng của Vũ Bằng. Lần theo sách sử, có thể thấy rõ đã không ít lần người dân đất cố đô đã phải hứng chịu những những cuộc thảm sát kinh hoàng, điển hình như trận chiến Đồn Mang Cá hay sau này là Tết Mậu Thân. Nhà thơ Tố Hữu cũng từng viết bài Lượm để tỏ lòng xót xa với nỗi đau chung của người dân xứ Huế:

Ngày Huế đổ máu

Cháu Hà Nội về

Tình cờ chú cháu

Gặp nhau Hàng Bè

(Lượm – Tố Hữu)

Ấy vậy mà, sau từng ấy năm tháng, con người xứ Huế vẫn giữ cái nét hồn hậu trang nhã, vẫn giữ cái tinh thần không oán không thù, như cách mệ con Hoát để linh hồn Tô-ku-bê được gặp vợ con lần cuối trong đời vậy.

“… đối phó không phải là nuôi cái oán đời đời: họ thua rồi thì lúc ấy mới lấy lòng từ bi ra để rửa oán chứ không lấy oán trả oán ngay, họ chỉ ỷ vào sức mạnh không bao giờ giác ngộ được, hơn thế có khi lại được thể mà lấn át nữa, lấn át để chinh phục những người chung quanh làm nô lệ.”

Tuy nhiên, thực lòng mà nói, tác phẩm này chưa để lại được nhiều ấn tượng thực sự sâu sắc đối với mình như Thương Nhớ Mười Hai hay Miếng Ngon Hà Nội trước đó. Có lẽ, vì quá tham vọng vào một tân Truyền Kì Mạn Lục của thời đại mới nên Vũ Bằng đã nhồi nhét khá nhiều yếu tố tạp nham trong một cốt truyện liêu trai đơn giản. Tác phẩm vừa lồng cả yếu tố , bút ký, vừa có những đoạn giảng giải triết lý dài dòng như một cuốn đạo đức kinh, còn chất kinh dị, liêu trai lại chỉ đóng vai trò thứ yếu. Như một nồi lẩu thập cẩm, truyện không tập trung vào một mạch truyện chính, mà rất rề rà và dài dòng quá mức cần thiết. Theo mình, với những ai đã quen với phong cách nhẹ nhàng, tình cảm trong của Vũ Bằng thì rất nên cân nhắc khi tìm đến Bóng Ma Nhà Mệ Hoát.

CHÚ THÍCH

  1. Người Việt Nam mới: tên gọi những người nước ngoài tình nguyện tham gia hàng ngũ Quân đội nhân dân Việt Nam chiến đấu trong giai đoạn Kháng chiến chống Pháp.
  2. Theo Một Vỉa Văn Chương Vũ Bằng – Vũ Gia.

Review của độc giả Kiên Trần – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA SHOPEE
Bóng ma nhà mệ Hoát (Danh tác) http://bit.ly/bongmanhamehoatNhaNam http://bit.ly/bongmanhamehoatTK http://bit.ly/bongmanhamehoatShopee

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *