-
Cuối cùng thì cũng quẩy tới cuốn này. Thấy mọi người bảo Cô nàng cửa hàng tiện ích dị lắm, mà đọc xong thấy dị thiệt. Cơ mà dị thì dị dzậy hoy chứ tớ nghĩ ai cũng nên đọc cuốn này hết á, vì tuy ngắn nhưng chủ đề của câu chuyện này lại hay và cần thiết trong cuộc sống. Mà hơi tiếc, nếu dài hơn một chút thì cho lên 4 sao luôn chứ của ấn tội chủ đề hay mà dung lượng ngắn xỉu cảm thấy chưa đã lắm.
Cô nàng cửa hàng tiện ích là câu chuyện về Furukura Keiko – 36 tuổi, một người phụ nữ độc thân bị cho là lập dị khi gắn bó với công việc part time tại cửa hàng tiện ích Smile Mart trong suốt 18 năm trời chẳng màng đến hẹn hò, lập gia đình hay sinh con đẻ cái. Và đúng như thế, Furukura từ nhỏ đã phải vật lộn để cosplay một người bình thường. Furukura đã chọn cho mình một lối sống chỉ bó hẹp trong cửa hàng tiện ích, với cô chỉ cần khoác lên người bộ đồng phục nhân viên, sao chép cách ăn nói của từng người cùng làm trong môi trường ấy, thậm chí là còn bắt chước mặc đúng các nhãn hiệu thời trang của đồng nghiệp, vv… thì cô sẽ trở thành một con người bình thường, không bị soi mói hay bàn tán.
Cuộc sống của Furukura có lẽ sẽ là chuỗi ngày lặp lại giống hệt nhau cho đến một ngày, một người đàn ông cũng kỳ quặc chẳng kém tên Shiraha xuất hiện, như là một sự châm ngòi cho quả bom nổ chậm, buộc Furukura phải đối mặt với những áp lực mà cô bấy lâu nay đã né tránh.
Điều làm tớ ưng ở cuốn sách *mỏng dính* này chính là chủ đề của tác phẩm. Đó là Murata Sayaka đã đặt ra câu hỏi cho độc giả của mình liệu cuộc sống ai ai cũng phải đúc khuôn giống nhau: học hành đỗ đạt, trưởng thành rồi kết hôn, mua nhà rồi sinh con mới gọi là bình thường hay đó phải chăng là con đường suy nhất để được xem là bình thường? Chính bởi sự suy nghĩ đã in hằn trong nhận thức ấy nên những người như Fukuraha hay Shiraha đã tự động bị đào thải ra khỏi xã hội, là mục tiêu cho những lời bán tán hay dòm ngó của thiên hạ. Cũng như thời kỳ đồ đá, cứ mặc định đàn ông phải hái lượm săn bắn và đàn bà ở nhà sinh con đẻ cái mới là đúng, ai mà có tư tưởng khác y rằng sẽ bị xem là khác thường.Lại nhớ hồi trước tớ tình cờ coi youtube bắt gặp một clip ăn uống của một em gái này, vấn đề là em ấy ăn xúc xích nhưng chấm nước mắm, lướt phần bình luận toàn thấy cư dân mạng xã hội chê em này “gu mặn”, thậm chí là cà khịa hay…chửi vì em khác người quá ai lại ăn xúc xích chấm nước mắm bao giờ. Có thể nói em gái ấy cũng bị cho vào trường hợp khác người giống cô Furukura nhân vật chính đây, cứ khác số đông một chút lại bị người vào kẻ ra bàn tán.
Vì dung lượng ngắn nên từ ngữ của tác giả Murata Sayaka cũng như cách đặt vấn đề nhanh gọn lẹ, nhưng lại cô đọng, có chỗ khá buồn cười, nhất là ở cao trào của câu chuyện: khi Shiraha và Furukura bắt tay hợp tác với nhau để trở nên bình thường và những pha xử lý tình huống khó đỡ của cặp đôi hoàn cảnh. Đọc cuốn này nhiều khi vừa thích vừa ghét, chẳng hiểu sao lại thế, nhưng thích thì vẫn nhiều hơn là ghét. Khá là đồng cảm với những nỗ lực để trở thành người bình thường của Furukura, vì căn bản chẳng ai lại muốn mình bị đào thải ra khỏi guồng quay của xã hội. Đoạn chốt hạ là tuyên ngôn làm người của nhân vật chính, còn chốt hạ như thế nào thì mời quý dzị tự khám phá.
Tóm lại Cô nàng cửa hàng tiện ích khá dị nhưng cũng khá vui, bìa đẹp, nội dung ngắn gọn, hay ho thích hợp để cày trong kỳ nghỉ tết dài nhất lịch sử. Mọi người nên cho cuốn này một cơ hội hihi.
Review Cô nàng cửa hàng tiện ích – Murata Sayaka
Posted
in
by
Tags:
Leave a Reply