REVIEW “NGƯỜI ĐUA DIỀU” – Khaled Hosseini

REVIEW “NGƯỜI ĐUA DIỀU” – Khaled Hosseini

Người đua diều là tác phẩm về đề tài nổi tiếng của tác giả người Afghanistan – . Dưới ngòi bút của ông, sự chân thực đến xót xa của thế hệ những người tị nạn, những người dân bất hạnh vùng Trung Đông được phơi bày một cách không thể rõ nét hơn.

Hassan và Amir là hai cậu bé lớn lên dưới một mái nhà. Hassan là người Hazara – một chủng tộc được cho là thấp hèn tại Afghanistan và là con của người ở nhà Amir. Nhờ tình yêu thương của Baba tức bố Amir nên bố con nhà Ali được ở lại với tư cách là người một nhà, Baba đối xử với họ như thể là người thân ruột thịt.

Về sau do một sự cố đáng tiếc xảy ra nên bố con nhà Ali buộc phải rời đi nơi khác và cũng từ đây thì câu truyện thực sự bắt đầu với mạch truyện được đẩy lên cao trào và hồi hộp. Sự ra đi của bố con Ali đánh dấu một sự chuyển mình của câu truyện và là tâm điểm cho các diễn ra trong truyện sau này.

Tình anh em – Tình bạn bè.

Amir và Hassan từ thuở thiếu thời đã là đôi bạn có thể nói là tri kỷ của nhau. Chúng dính với nhau như hình với bóng. Hassan là một người dũng cảm và coi trọng bạn bè. Cậu là người luôn bảo vệ Amir khỏi những mối hiểm nguy xung quanh và dù cho có thân tàn ma dại cậu cũng chẳng quan tâm. Điều Hassan quan tâm duy nhất đó là sự an toàn của Amir, cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng.

Một trong những lý do để lý giải cho lòng quan tâm đặc biệt của Hassan dành cho Amir có lẽ là do hoàn cảnh sống. Hassan xuất thân từ một gia đình mang dòng máu bị người đời coi khinh. Việc được Baba nhận nuôi là cả một ân huệ lớn cả đời không chỉ dành cho cậu mà còn cho cả ông Ali bố cậu. Điều này mang một ý nghĩa vô cùng lớn về mặt tinh thần. Giống như kiểu chúng ta kéo một người ra khỏi hố sâu tuyệt vọng, ra tay cưu mang khi người ấy đang kẻ bờ vực của cái chết vậy.

Thế nhưng ngược lại Amir – một con người có điểm xuất phát từ một gia đình danh giá, khác hẳn với Hassan có lẽ lại không nghĩ vậy. Mặc dù bên ngoài cậu chơi với Hassan rất vui vẻ nhưng bên trong lại ẩn chứa một sự hèn nhát, yếu đuối và có lẽ là cả coi khinh vô cùng lớn. Đó là lý do vì sao cậu luôn đứng ngoài nhìn Hassan chịu trận một mình hay luôn chối bỏ tội lỗi và để người bạn của mình nhận thay một cách đầy hèn nhát. Nhưng suy cho cùng thì cũng chẳng trách được Amir nhiều vì khi ấy vẫn còn là một đứa trẻ, sự nhận thức còn hạn chế nên chưa nhận biết được ý nghĩa cuộc sống xung quanh. Phải đến khi trưởng thành cậu mới thấy hối hận.

Tình phụ tử thiêng liêng.

Bố con nhà Amir đã phiêu bạt tới nước sau một hành trình dài, bỏ lại đằng sau tiếng súng nổ, tiếng đạn bom của quân đội khi đến Afghanistan để hỗ trợ chiến đấu, bỏ lại đằng sau những ký ức về một thuở tươi đẹp, bỏ lại mảnh đất quê hương. Tới Mỹ, họ sẽ có cuộc sống mới tốt đẹp hơn chăng? Họ cũng không chắc nữa.

Nước Mỹ là một nơi xa hoa phù phiếm, nơi của mà nhiều người chọn để an cư lập nghiệp, để trốn chạy. Họ đa phần là những người nhập cư. Khi đến California, bố con Amir đã phải vật lộn với cuộc sống khắc nghiệt nơi đây để rồi sau khi đón nhận niềm vui ngắn ngủi chẳng bao lâu họ đã phải đón nhận một nỗi buồn vô hạn.

Có thể nói đây là một trong những đoạn gây xúc động và có sự miêu tả chân thực nhất trong truyện. Chi tiết bố Amir khi biết mình chẳng sống được bao lâu nữa nhưng vẫn gắng lo cho con mình được đầy đủ khiến cho tôi thật sự muốn khóc. Cảnh hai bố con chăm sóc lẫn nhau trong căn phòng ổ chuột, cảnh Baba quát Amir, cảnh hai người tâm sự với nhau, sự điên loạn của họ ở trong quán bar cho đến đoạn Baba với chút tàn lực cuối cùng đi hỏi cưới cho con trai và chỉ đến khi đám cưới xong xuôi ông mới yên lòng nhắm mắt… Tất cả đều khiến cho người đọc cảm thấy mình như hòa vào trong đó, đang thực sự tận hưởng những ngọt bùi đắng cay đó để rồi giấc mơ qua để lại sự trống rỗng vô ngần.

Sohrab – Một bước ngoặt lớn của cả câu truyện.

Câu truyện bắt đầu khi Amir nhận được tin của chú Rahim Khan yêu cầu về quê nhà gấp. Trên đường đi Amir ngạc nhiên sửng sốt vô cùng trước sự thay đổi đến kinh hoàng của quê hương. Cậu không còn nhận ra nơi mà cậu đã sinh ra, lớn lên với những ký ức tuổi đẹp đẽ nữa. Kabul giờ đã thành chiến trường thực sự.

Ở Kabul, Amir đã gặp lại Sohrab. Lúc này tình tiết của truyện đã được đẩy lên cao độ khi cuộc giải cứu Sohrab được miêu tả một cách hoàn hảo. Từ chi tiết đánh nhau với tên đồ tể quyết dành lại Sohrab cho đến việc quá khứ của Sohrab được kể lại. Tất cả mang một hơi hướng mị và đầy bất ngờ. Có thể nói đây là đoạn có twist cao nhất khiến độc giả choáng váng đến ngây người.

Đôi dòng cảm xúc cá nhân.

Khi đọc xong tác phẩm này, tôi cành thấy thương những người dân xứ Afghanistan hơn. Họ là những con người tài giỏi, giàu cảm xúc nhưng số phận, định mệnh đã không cho họ có một kiếp sống hạnh phúc, không cho họ có cơ hội được làm người tốt. Hassan, biểu tượng cho những con người đã bất hạnh lại càng bất hạnh. Baba, biểu tượng cho những con người thánh thiện, đức độ. Amir, biểu tượng cho những con người quả cảm và giàu lòng trắc ẩn. Assef, biểu tượng cho bản chất xấu xa đến tột cùng của con người. Soya, biểu tượng quý hiếm của người phụ nữ cần được trân trọng.

Tôi cực thích cái cách mà tác giả sử dụng để kết thúc sau mỗi chương. Nó mang tính chất gợi mở, bí hiểm, đôi khi lại rất duyên và đặc biệt là nó không bị vô duyên hay gượng ép, điều mà đa số các tác giả thường hay vấp phải mỗi khi cố kết thúc thật hay một trường đoạn nào đó.

Việc tác giả lồng ghép những chi tiết, câu truyện của quá khứ vào trong lối kể thực tại cũng khiến tôi ấn tượng. Thực sự thì tôi là một người rất ghét những cảnh flash back bởi nó làm giãn mạch truyện nhưng ở Người đua diều thì hoàn toàn ngược lại. Những cảnh flash back ở đây giống như một chất xúc tác làm cảm xúc người đọc được kết dính lại chặt chẽ hơn. Nó giúp cho mỗi phân đoạn, chi tiết của câu truyện trở nên đắt giá hơn rất nhiều và có tác động rất mạnh tới cảm xúc của người đọc. Tôi nhấn mạnh hai chữ “Cảm xúc” bởi không còn từ gì có thể diễn tả hơn thế được nữa.

Và đòn đánh mạnh nhất vào người đọc có lẽ chính là nhân vật Sohrab. Sự xuất hiện của em khiến những người lớn như chúng ta buộc phải nhận thức lại về trẻ em. Chúng có thực sự vô tư, hồn nhiên và “trẻ con” nhưng chúng ta vẫn thường hay nghĩ không? Có thật sự những cảm xúc của chúng không đáng để chúng ta phải bận tâm? Có lẽ chúng ta cũng nên bỏ dần câu nói: “Trẻ con thì biết gì” ngay từ bây giờ đi là vừa.

Những định kiến về cuộc sống trong truyện được tác giả xoa dịu và xóa bỏ khiến tôi thấy hả hê. Cảm giác như khi đọc tác phẩm của ông mình có thêm động lực sống vậy bởi những phần tối của cuộc sống nay đã chuyển sang màu sắc khác, một màu sắc của hy vọng.

Không phải tranh luận nhiều nữa, Người đua diều xứng đáng là một tác phẩm , Khaled Hosseini đã làm rạng danh nước nhà bằng chính thứ cảm xúc chân thực mà không bất kỳ ai có được, một thứ cảm xúc diệu kỳ.

Review của độc giả Nguyễn Ngọc Nam – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA SHOPEE
Người đua diều (TB 109.000) http://bit.ly/nguoiduadieuNhaNam http://bit.ly/nguoiduadieuTK http://bit.ly/nguoiduadieuFHS http://bit.ly/nguoiduadieuShopee

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *