REVIEW SÁCH “CHỮ SỐ VÀ THẾ GIỚI – NGUỒN GỐC BỊ LÃNG QUÊN” – Đỗ Minh Triết

REVIEW SÁCH “CHỮ SỐ VÀ THẾ GIỚI – NGUỒN GỐC BỊ LÃNG QUÊN” – Đỗ Minh Triết

Chào các bạn, chào các bạn, chào các bạn.

Xin tự giới thiệu một chút, mình là My, tụi bạn hay gọi mình là ke (vì mình hơi đơ đơ, tụi nó bảo mình bị vậy do chơi “đồ”). Thôi vô chủ đề chính. Mình biết tới Mathstasy cũng được mấy năm rồi, từ khi mà Page có tên “ kì thú” chứ không phải như bây giờ. Năm nay admin Đỗ Minh Triết ra một cuốn sách mới, đúng dịp ngồi nghỉ hè ở nhà rảnh rỗi, mình đặt cuốn sách này trên Shopee ngay sau video bóc seal trên Page Toán học kì thú, và sau rất nhiều ngày chờ đợi vì các sự cố phát sinh do mình quên nghe điện thoại thì mình đã có được cuốn sách vô cùng tuyệt vời mang tên “Chữ số và Thế giới”.

Bìa ngoài của cuốn sách là một bức họa mang đầy tính nghệ thuật, sau khi đọc sách thì bạn sẽ biết, bức họa đó là cả 1 câu chuyện về số học. Mặt sau của cuốn sách là 1 thông tin vô cùng thú vị của con mắt thần Horus, ngoài vẻ đẹp và ý nghĩa thông thường, nó còn mang trong mình vẻ đẹp của Toán, bởi vậy mới nói “mọi thứ đều đẹp hơn khi có Toán”

Cuốn sách là câu trả lời cho những câu hỏi như “Tại sao số 0 của người Ấn Độ lại là 1 trong những phát minh vĩ đại nhất trong ?” ; “Người xưa đã lưu trữ những số liệu bằng phương nào?”; “Ngay từ những ngày đầu họ đã sử dụng các con số như ngày nay chưa?”;v.v…

Chảy trôi theo dòng thời gian, vượt từ những nền văn minh sơ khai như thời kì đồ đá cũ (19000-12000 TCN) với các vạch khác trên các khúc xương, các nút thắt trên dây(Quipu) ,…Đến các chữ số đầu tiên xuất hiện nền văn minh Sumer,Elam,Babylon,…/ các đế chế hùng mạnh như Ai Cập, La Mã, Inca… chúng ta sẽ khám phá thế giới qua số phận của những con số.

Vào thời điểm 3500 TCN, người Sumer thuộc vùng Lưỡng Hà lúc này chưa có chữ số cũng như chữ viết thực sự, họ nặn các vật bằng đất (những vật này được gọi là caculi) để biểu trưng cho các số. Ví dụ như viên bi biểu trưng cho số 10, khối hình nón biểu trưng cho số 60, v.v.., Khoảng 2700-2500 TCN, các kí tự tượng hình dần phát triển qua hai nhu cầu, đó là tốc kí và thể hiện âm tiết chính xác hơn. Từ lối viết từ trên xuống từ phải, đã chuyển sang lối từ trái sang từ trên xuống. Kế đó, các nét để kí tự tượng hình được thay bởi những nét thẳng có một đầu trông như chiếc đinh. Những thay đổi này khiến các chữ trở nên đơn giản hơn so với ban đầu, và đó là sự hình thành chữ hình nêm của người Sumer. Và một điều thú vị đó chính là một trong những văn bản đầu tiên của nhân loại, không phải ca, hay truyện kể mà là Toán học. Và nó được viết bằng chữ hình nêm của người Sumer.

Không chỉ có người Sumer của vùng đất Lưỡng Hà, không chỉ có chữ số La Mã của đế chế La Mã hùng mạnh đã chi phối xã hội trong nhiều thế kỉ, chúng ta còn được biết đến đất nước của chính chúng ta với hệ chữ Hán- Nôm. Và vô vàn các quốc gia/ đế chế/ nền văn minh hùng mạnh/ phát triển khác. Điều đó cho thấy, chữ số có lịch sử của riêng mình, tồn tại trên khắp các châu lục.

Chẳng biết với mọi người thì như thế nào, mình thấy cuốn này thiên về sách sử( tác giả cũng đã nói vậy qua phần giới thiệu). Khi đọc chúng ta sẽ có cảm giác lạc vào dòng thời gian, tìm hiểu những bí mật, tìm hiểu những kí ức bị lãng quên, tìm hiểu tổ tiên ta ngày trước, với những bước đi đầu tiên trên còn đường tối ưu hóa chữ số để hàng chục ngàn năm sau, chúng ta có 10 chữ số (0,1,2,3,4,5,6,7,8,9) với 10 chữ số này, chúng ta có thể đếm và miêu tả được một con số bất kể độ lớn ra sao.

Mình không phải là 1 sử gia, chẳng phải là một nhà Toán học nên không thể góp ý cho tác giả về phần nội dung, nhưng mong nếu cuốn sách được tái bản thì ad nên in thêm chương V cho độc giả tiện theo dõi, Coi như là phần quà tặng kèm cho các độc giả mua sách thật.

Cảm ơn tác giả Đỗ Minh Triết đã dày công tìm kiếm các cuốn sách, tài liệu nước ngoài và đúc kết tất cả những tinh túy của chúng vào cuốn sách “Chữ số và Thế giới – Nguồn gốc bị lãng quên”.

Review của độc giả Nguyễn My – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA SHOPEE
CHỮ SỐ VÀ THẾ GIỚI – NGUỒN GỐC BỊ LÃNG QUÊN https://bit.ly/chusovathegioiNhaNam https://bit.ly/chusovathegioiTK https://bit.ly/chusovathegioiFHS https://bit.ly/chusovathegioiShopee

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *