REVIEW SÁCH “MA NỮ CỦA LAPLACE” (Higashino Keigo) – Một câu hỏi mơ hồ về tương lai của thế giới chúng ta đang sống

REVIEW SÁCH “MA NỮ CỦA LAPLACE” (Higashino Keigo) – Một câu hỏi mơ hồ về tương lai của thế giới chúng ta đang sống

Higashino Keigo – Một nhà văn đến từ nhận được rất nhiều sự yêu thích và hâm mộ đến từ mọi người trên thế giới, trong đó có cả tôi.

Tình cờ biết đến ông thông qua bộ 3 tác phẩm được xem như là “Nhập môn Keigo” gồm Phía sau nghi can X, Bạch dạ hành và Điều kỳ diệu của tiệm tạp hoá Namiya, tôi (và ắt hẳn nhiều người cũng đã nhận ra), Keigo vốn xuất thân từ một kỹ sư ngành điện thích viết trinh thám, nhưng ở những tác phẩm sau này, ông không xem trinh thám như 1 hướng đi độc nhất cho con đường văn chương của mình. Ở Keigo, có lẽ yếu tố con người và xã hội, kết hợp với những hiện tượng siêu nhiên, kỳ bí xảy ra trong cơ thể con người, có thể kể đến như:

– Biến thân – Xuất bản năm 1991 (IPM phát hành bản tiếng Việt năm 2020)

– Bí mật Naoko – Xuất bản năm 1998 ( phát hành bản tiếng Việt năm 2011)

– Đơn phương – Xuất bản năm 2001 (Đinh Tị phát hành bản tiếng Việt năm 2019) – Nói qua 1 chút về tác phẩm này thì Keigo nghiên cứu sâu về ảnh hưởng tâm lý của những người đồng tính và về những lập luận, bằng chứng về việc xác định giới tính hay suy nghĩ của những vận động viên chuyển giới. Một khía cạnh tâm lý khá hay và cũng khá nhạy cảm trong đời sống xã hội.

– Trước khi nhắm mắt xuất bản năm 2007 (Đinh Tị phát hành bản tiếng Việt năm 2018)

 

Và vô vàn những tác phẩm nói về tâm lý con người và xã hội như Trứng chim cúc cu này thuộc về ai? (2010 – Nói về việc di truyền ADN tài năng về thể thao và việc nuôi con của người khác), Thánh giá rỗng (2012 – Nói về việc phạm tội và việc tử hình có làm tội phạm ăn năn sám hối), Ngôi nhà của người cá say ngủ (2015 – Nói về trăn trở của người thân có người nhà sống thực vật và việc hiến tạng)….vv

Nên việc Ma nữ của Laplace không chú trọng yếu tố trinh thám cũng là một chuyện bình thường của Keigo khi tôi đọc những tác phẩm về ông.

Ma nữ của Laplace mang đến cho tôi sự tò mò đầu tiên về tựa đề của tác phẩm, “Laplace” có phải là tiếng không? Các bạn cũng có thể đọc tác phẩm để biết được tại sao tựa đề của tác phẩm lại là “Ma nữ của Laplace” hoặc có thể search từ khoá “Laplace” trên Google đều được. Bởi vì giải thích cặn kẽ thì khá dài dòng và mang nhiều yếu tố về nghiên cứu khoa học. Đại khái là những sự vật, sự việc trong đời sống có thể quy về những phương trình căn bản có thể giải được.

Điều thứ 2 dễ dàng nhận thấy là cách kể chuyện vô cùng ẩm ương và ngang ngược của tác giả thách thức người đọc (Y hệt như cách cảm nhận của tôi khi đọc Bạch dạ hành). Dẫu biết là người đọc sẽ ngại nhớ tên nhân vật Nhật Bản, tác giả sẽ quăng vào mặt người đọc từ nhân vật này đến nhân vật khác, và người đọc sẽ luôn phải thủ thế rằng, bắt đầu một chương mới sẽ xuất hiện những nhân vật mới mà không được giới thiệu hay chào hỏi gì cả. Việc của bạn ở những trang đầu tiên là nhớ. Đại loại như, đoạn mở đầu có sự góp mặt của Uhara Madoka, Uhara Mina, Uhara Zentaro, Ebisawa Yumiko. Chương 1 xuất hiện Takeo Toru, Kirimiya Rei . Chương 2 có Maeyama Yoko và 1 chàng trai trẻ tên Kimura…. cứ tiếp tục như thế, và họ sẽ xuất hiện từ đầu chương như thách thức người đọc là “Nào, đoán xem tôi là ai, và tại sao tôi lại xuất hiện ở đây, vai trò trong tiểu thuyết là gì?”

Tạm gác lại những điều đó, Ma nữ của Laplace là một quyển tiểu thuyết dài tầm 365 trang khổ to, kể về cuộc đời của….tất nhiên là của một cô ma nữ thuộc quyền sở hữu của Laplace, và có 1 người song hành với cô, tên gọi là ác ma của Laplace. Giữa họ ẩn chứa điều gì đó về những bí ẩn xoay quanh những tai nạn về khí H2S (Khí Sulfur hydro có mùi trứng ung) xảy ra tại các khu suối nước nóng trong thời gian gần đây tại Nhật Bản. Viên cảnh sát điều tra có hứng thú và theo đuổi vụ việc này là Nakaoka thuộc tổ án mạng Đồn cảnh sát Azabu Kita (Nằm ở phía nam trung tâm Tokyo) và một giáo sư địa hoá học – giảng viên đại học Taiho – Shusuke Aoe. Họ khám phá ra những bí mật của các vụ tai nạn, và cả những bí ẩn đen tối về con người trong quá khứ và cả một bí mật liên quan tới đất nước Nhật Bản và tương lai của nhân loại. Để khi gấp Ma nữ của Laplace lại, người đọc như tôi và chúng ta sẽ phải bâng khuâng tự hỏi: “Liệu… thế giới này… tương lai của nó, sau này sẽ ra sao?”

Higashino Keigo sự thật là một nhà văn trinh thám, nhưng quãng thời gian sau này ông lại thiên về những vấn đề nhức nhối trong xã hội, về mặt tối tâm lý của con người. Ông luôn luôn muốn đào sâu và phơi bày cho độc giả những khía cạnh khác nhau về người tốt, người xấu, những vấn đề nan giải mang hơi hướm chủ nghĩa hiện sinh.

 

Thế nên, Ma nữ của Laplace theo cá nhân tôi không phải là một quyển tiểu thuyết trinh thám hay. Những chi tiết gây án hay làm sáng tỏ vụ án không được chú trọng, bị bỏ rơi khi về cuối kết truyện. Hướng giải quyết vụ án của tổ chức gọi là Cục cảnh sát trung ương khá là rồ và trẻ con. Không hiểu sao người dân lại chấp nhận cái thông báo hời hợt như vậy về vụ án khiến cho 2 người tử vong như vậy.

Nhưng ở khía cạnh tâm lý xã hội, Ma nữ của Laplace là một cuốn truyện khá hay, khai thác vấn đề về tâm lý bất thường của con người, tính vị kỷ, đan xen một vài dự đoán tương lai của Keigo về các dự đoán trước thiên tai có thể xảy ra bằng khoa học.

Hiện nay, mọi người có thể tìm mua Ma nữ của Laplace tại các cửa hàng của các đầu cơ viên với giá từ 150k đến vô cực. (Tuỳ người bán)

“Tội ác sinh ra bởi sự ích kỷ từ một đầu óc điên rồ” – Amakasu Kento.

P/s: Keigo xuất thân từ một kỹ sư điện, không học chuyên về trinh thám nên không phải là một nhà văn thuần trinh thám đâu. Antifan của Keigo đừng bảo không đọc được tác phẩm trinh thám đúng nghĩa nữa, vì làm gì có tác phẩm trinh thám nào .-.

Review của độc giả Lê Hoàng Quốc – Nhã Nam reading club

Bạn có thể tìm mua sách tại:

TÊN SÁCH NHÃ NAM TIKI FAHASA SHOPEE
Ma nữ của Laplace http://bit.ly/manucualaplaceNhaNam http://bit.ly/manucualaplaceTK http://bit.ly/manucualaplaceFHS http://bit.ly/manucualaplaceShopee

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *