[Điểm tin] Jean-Jacques Sempé – Họa sĩ minh họa Nhóc Nicolas  qua đời ở tuổi 89

[Điểm tin] Jean-Jacques Sempé – Họa sĩ minh họa Nhóc Nicolas qua đời ở tuổi 89

Bài đăng trên báo The Guardian

– series được yêu thích mà Sempé đồng sáng tạo đã bán được hơn 15 triệu bản trên toàn thế giới

Jean-Jacques Sempé, họa sĩ truyện tranh nổi tiếng người , người minh họa cho bộ sách Nhóc Nicolas và vẽ nhiều trang bìa cho tạp chí New Yorker hơn bất kỳ họa sĩ nào khác, đã qua đời ở tuổi 89.

 

Các bức tranh minh họa nổi tiếng của Sempé thường thể hiện các nhân vật nhỏ đặt trong cảnh quan đô thị rộng lớn hoặc để nhân vật chiêm ngưỡng sự vĩ đại của thiên nhiên giữa những tán cây hoặc các khu vườn. Ông vẽ bằng những đường nét tinh tế, mềm mại, đôi khi – đi kèm với một câu đùa – một hình thức bình luận xã hội thận trọng và nhẹ nhàng từ người nghệ sĩ đã vượt qua tuổi dữ dội và khó khăn ở gần Bordeaux, đồng thời tự nói về mình như một người lạc quan vĩnh cửu.

 

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, viết trên Twitter của ông: “Jean-Jacques Sempé có sự thanh lịch để luôn luôn nhẹ nhàng và ông ấy quan tâm đến mọi thứ”.

Nhà văn giành giải người Thổ Nhĩ Kỳ Orhan nói với tờ Paris Match đầu năm nay: “Sempé là nước Pháp. “Mọi thứ đều ở đó: châm biếm và dịu dàng.”

 

Họa sĩ biếm họa người Pháp Plantu nhận xét rằng Sempé đã sử dụng khoảng trống trên trang giấy để truyền tải khái niệm về sự cô độc trong sự mênh mông của thành phố.

 

Minh họa của Sempé trong những câu chuyện về cậu Nhóc Nicolas đã góp phần làm nên một trong những bộ truyện thiếu nhi thành công nhất thế kỷ 20 – thể hiện hình ảnh lý tưởng về thời thơ ấu ở nước Pháp vào những năm 1950, bộ sách đã được bán rất chạy trên toàn thế giới và gợi lên câu hỏi về cảm giác hoài nhớ của mọi người với một thời thơ ấu tưởng tượng đã qua.

“Những câu chuyện về Nhóc Nicolas là cách để hồi tưởng lại những khó nhọc mà tôi đã phải chịu đựng khi lớn lên mà vẫn phải đảm bảo mọi thứ đều tốt đẹp”, Sempé đã nói vậy vào năm 2018. Ông đã tạo ra nhân vật này vào năm 1959 với huyền thoại René Goscinny, người tạo ra nhân vật Asterix nổi tiếng. Hai ông đã gặp nhau khi đang làm việc tại một cơ quan báo chí. Hơn 15 triệu bản sách đã được bán ở 45 nước, và chúng đã được chuyển thể thành một bộ phim và series phim hoạt hình ăn khách.

 

Sempé cũng được vinh danh vì các minh họa mà ông vẽ cho tạp chí. Ông đã minh họa trang bài cho hơn 110 số New Yorker, ông vẫn tiếp tục làm việc cho Paris Match và từng được triển lãm ở Paris.

Theo lời Marc Lecarpentier, người viết tiểu sử và là bạn ông, Sempé đã qua đời vài ngày trước sinh nhật lần thứ 90 một cách thanh thản, với vợ và bạn bè ở bên cạnh. Trong cuốn sách của mình, Lecarpentier đã mô tả Sempé là “một nhà quan sát đầy hứng thú và bối rối về thế giới”, người khảo sát tâm hồn con người bằng cách chơi đùa với “sự không cân xứng giữa các tình huống và vai trò” của các nhân vật hoặc của suy nghĩ và nhận xét của họ.

Sempé sinh năm 1932 tại làng Pessac gần Bordeaux. Quan hệ cha con của ông là một bí ẩn mà ông nói rằng đã ám ảnh ông. “Tôi không biết mình là ai, nền tảng của mình là gì,” Ông từng nói.

 

Ông đã từng bị ngược đãi khi sống trong một nhà nuôi dưỡng trước khi được mẹ đưa về, chỉ để khiến ông bị bạo hành thêm. Ông từng muốn trở thành một nghệ sĩ jazz chơi piano và đã bỏ học năm 14 tuổi sau đó nói dối tuổi để gia nhập quân đội. Tuy nhiên, cuộc sống quân đội không hợp với ông, và ông bắt đầu bán tranh cho các tờ báo ở Paris.

Mặc dù chúng hầu như không được ai để ý đến, Sempé vẫn tiếp tục bán tranh minh họa cho các tờ báo để sống qua ngày, một khởi đầu sự nghiệp mà ông mô tả là “kinh khủng”.

 

Chỉ đến năm 1978, khi được New Yorker thuê, ông mới tìm thấy thành công bền vững. “Tôi đã gần 50 tuổi và lần đầu tiên trong đời, tôi tồn tại! Cuối cùng tôi đã tìm thấy gia đình mình, ”ông nói.

 

Ở Pháp, ông được coi là người tiết lộ những sự thật hài hước và đôi khi chua cay về thế giới – khiến mọi người mỉm cười mà không cần dùng đến sự tàn nhẫn hay chế nhạo.

 

Sempé cho thấy sự tử tế ở những nhân vật nhỏ bé mà ông đặt trong một thế giới rộng lớ, đối lập với sự khốn khổ mà ông phải trải qua trong quá trình trưởng thành. “Bạn không bao giờ vượt qua được tuổi thơ của mình,” ông nói khi ngoài 80 tuổi, sau khi đã tránh chủ đề này trong nhiều thập kỷ. “Bạn cố gắng sắp xếp mọi thứ, để ký ức trở nên đẹp đã hơn. Nhưng bạn không bao giờ vượt qua được nó ”.

 

Trong nhiều năm, Sempé đã từ chối tin vào tài năng của mình, ông cho rằng những gì mình đạt được là nhờ sự chăm chỉ và hy sinh. Ông nói, ông có thể bỏ ra đến ba tuần mà chẳng vẽ được bức nào ra hồn, có khả năng “không tắm, không ngủ” để hoàn thành công việc đúng thời hạn.

 

 


Posted

in

,

by

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *