TIẾNG VỌNG ĐÈO KHAU CHỈA: HỒI KÝ VỀ CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

TIẾNG VỌNG ĐÈO KHAU CHỈA: HỒI KÝ VỀ CUỘC CHIẾN BẢO VỆ BIÊN GIỚI PHÍA BẮC 1979

“Đến bây giờ sau bốn mươi năm nhớ lại, thương các đồng đội hy sinh trong đau đớn, thịt nát xương tan, nước mắt của chúng tôi vẫn cứ rơi.”
Đèo Khau Chỉa là con đèo hiểm trở phía đông bắc tỉnh Cao Bằng, cách biên giới Việt- Trung hơn mười cây số. Men theo đèo Khau Chỉa là quốc lộ 3 quanh co khoảng bốn, năm cây số, một bên là núi cao, một bên là vực sâu. Năm 1979, dãy Khau Chỉa chỉ có những sườn đồi cằn trơ sỏi đá, đứng trên đỉnh đèo có thể nhìn bao quát một vùng rộng lớn trải dài đến biên giới Việt-Trung. Vậy nên đây cũng là một trận địa trọng yếu trong cuộc chiến bảo vệ biên giới.
Nói về cuộc chiến này, hơn 40 năm đã trôi qua, chúng ta cũng đã có những tổng kết, những ghi nhận về này. Tuy nhiên, nhiều phần chi tiết cụ thể về “độ nóng” của cuộc chiến, những đau thương tận cùng mà những người lính đã phải vượt qua để đi đến chiến thắng… còn chưa được phổ biến rộng rãi. Thậm chí, cuộc chiến này chỉ được nhắc đến hết sức sơ lược trong các sách giáo khoa, giáo trình và một số công trình nghiên cứu lịch sử , khiến thế hệ sau khó lòng tiếp cận với những ký ức lịch sử này. Lịch sử cần phải được biết đến, được ghi nhớ và trân trọng.
TIẾNG VỌNG ĐÈO KHAU CHỈA là cuốn của sĩ quan quân y Nguyễn Thái Long, người đã trực tiếp trải qua cuộc chiến trên mặt trận Cao Bằng. Năm 1972, ông nhập ngũ rồi học y sĩ trong quân đội, đến năm 1975 thì ra trường, được điều về Trung đoàn 567. Năm 1976, ông cùng đơn vị được điều lên Cao Bằng làm và tham gia chiến đấu trong cuộc biên giới phía bắc năm 1979. Qua những gì tận mắt chứng kiến và tận tai lắng nghe từ các đồng đội của mình, Nguyễn Thái Long đã tái hiện trung thực các sự kiện đến từng chi tiết nhỏ, không chỉ mang lại những cảm xúc gắn liền với hồi ức chiến tranh mà còn cung cấp những tư liệu lịch sử đặc sắc và độc đáo.
xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc cuốn hồi ký quý giá này. Sách đã được phát hành.

Posted

in

,

by

Tags:

Comments

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *